15/09/2024 05:58 GMT+7

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc

Tin tức đáng chú ý: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc vừa qua; Hiện nước trên các sông vẫn xuống nhưng chậm, vẫn ngập tại một số vùng; Kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nội tiết trung ương...

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 1.

Quân dân tỉnh Tuyên Quang hàn vá đê trong đêm, sau khi vỡ 10m đê sông Lô đoạn qua tỉnh Tuyên Quang hôm 11-9 vừa qua - Ảnh: FP báo Tuyên Quang Online

Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc

Ngày 14-9, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa về đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.

Theo đó, do ảnh hưởng của đợt mưa rất lớn kéo dài trên diện rộng của hoàn lưu bão số 3 đã gây ra đợt lũ lớn trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Hoàng Long, lũ trên một số tuyến sông đã vượt mức lũ lịch sử (như sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái, sông Cầu tại Bắc Ninh, sông Đáy tại Ninh Bình, sông Trà Lý tại Thái Bình đều vượt lũ lịch sử năm 1971; sông Cầu tại Thái Nguyên vượt lũ lịch sử năm 1959; sông Cầu tại Lương Phúc, Hà Nội vượt mực nước lũ thiết kế đê).

Xem tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay tại đây

Đỉnh lũ hầu hết các tuyến sông khác ở Bắc Bộ lên mức báo động 3 và trên báo động 3 (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lô, sông Thương, sông Lục Nam, sông Phó Đáy, sông Kinh Thầy, sông Luộc, sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Tích…).

Hệ thống đê điều đã xảy ra trên 300 sự cố, uy hiếp đến an toàn đê. Hiện lũ trên hệ thống sông đang xuống, tuy nhiên mực nước vẫn còn duy trì ở mức cao, nguy cơ tiếp tục xảy ra các sự cố sạt lở đê, kè bảo vệ đê, sạt lở bờ, bãi sông…

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành tiếp tục tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều, tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi lũ rút, tiếp tục kiểm tra, rà soát toàn bộ các tuyến đê.

Trong đó lưu ý tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các khu vực đã xảy ra sự cố, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra các sự cố sạt lở đê, kè bảo vệ đê, sạt lở bờ, bãi sông. Khi lũ rút tiếp tục duy trì lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị để hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, kịp thời xử lý các sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê.

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 2.

Ông Phan Hướng Dương, phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương (thứ 2 từ phải) dẫn đoàn thăm hỏi bệnh nhân vùng lũ phía Bắc đang điều trị tại bệnh viện, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập - Ảnh: THÚY ANH

Gia tăng bệnh lý không lây nhiễm

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nội tiết trung ương tổ chức ngày 14-9, GS.TS Trần Văn Thuấn - thứ trưởng Bộ Y tế - nhấn mạnh Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa...

Trong đó đái tháo đường đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất thế giới. Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, với hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng: 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. 

Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. "Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của bệnh viện rất nặng nề. Lãnh đạo Bộ Y tế mong Bệnh viện Nội tiết trung ương tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hoàn thành vai trò là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực nội tiết và chuyển hóa" - ông Thuấn nói.

Theo TS Phan Hoàng Hiệp - giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương - sau 55 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện luôn nỗ lực với mục tiêu trở thành bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa toàn diện, dẫn đầu tại Việt Nam. "Chúng tôi đặc biệt chú trọng đào tạo và nghiên cứu khoa học, cập nhật phương pháp điều trị tiên tiến, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, chuẩn mực và chuyên nghiệp" - ông Hiệp nói.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ tại Quảng Nam và Quảng Ngãi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia, tối 14-9 khu vực các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to như Đầu Mối Hồ Trung Lộc 55,6mm, Tiên Phong 53,6mm (Quảng Nam); Hương Trà 77,2mm (Quảng Ngãi)...

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong đêm tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 40mm, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện của Quảng Nam như Nông Sơn, Tiên Phước, Nam Trà My, tỉnh Quảng Ngãi là Trà Bồng.

Cảnh báo do mưa lũ hoặc dòng chảy có thể có lũ quét, sạt lở đất, gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế.

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 3.

Nước ngập tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Ninh Bình - Ảnh: TTO

Bao giờ hết ngập tại khu vực phía Bắc?

Theo dự báo, quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.

Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới thì tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện: Thời gian nước rút ở vùng trũng thấp ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội từ 9-11 ngày, ven sông Tích khoảng 6-8 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 2-4 ngày, sông Nhuệ từ 2-3 ngày.

Khu vực ngoài đê hạ lưu sông Hồng - Thái Bình (tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương) thời gian rút nước kéo dài từ 3-5 ngày, đối với các vùng không chủ động tiêu thoát thì khả năng kéo dài hơn.

Nguy cơ xảy ra sạt lở đất vẫn trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm (thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia).

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 4.

Tin tức đáng chú ý trên Tuổi Trẻ nhật báo ngày 15-9. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 5.

Tin tức thời tiết hôm nay 15-9 - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 6.

Tin tức sáng 15-9: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc - Ảnh 7.Tin tức sáng 14-9: Chặn hơn 13.000 tên miền độc hại; TP.HCM thêm 60 điểm tiêm vắc xin sởi

Một số tin tức đáng chú ý: Giá USD tự do xuống dưới 25.000 đồng; Chặn hơn 13.000 tên miền độc hại; TP.HCM thêm 60 điểm tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ...


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp