04/02/2022 07:50 GMT+7

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện

L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN
L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN

TTO - Đây là hoat động được khẳng định sẽ triển khai, sau khi WHO khuyến cáo tiêm ngừa COVID-19 cho nhóm tuổi này. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam sẽ tiêm "thận trọng, chắc chắn, an toàn là trên hết" và tự nguyện.

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện - Ảnh 1.

Nhân viên y tế Bệnh viện Hồi sức COVID-19 vui vẻ đón Tết sớm sau những ngày căng thẳng chiến đấu với dịch COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN

Trả lời báo chí trong chuyến thăm y bác sĩ và bệnh nhân ngay trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ông Long cho biết: Bộ Y tế rất thận trọng, đánh giá toàn diện, thường xuyên tham khảo với Tổ chức Y tế thế giới. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức phê duyệt khuyến cáo cho vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi.

Bộ cũng thường xuyên tham khảo kinh nghiệm của các nước, đến nay đã có 37 quốc gia có kế hoạch hoặc đã triển khai tiêm cho nhóm tuổi 5 đến dưới 12, có quốc gia tiêm toàn bộ trẻ trong độ tuổi, có quốc gia tiêm cho nhóm trẻ nguy cơ cao.

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện - Ảnh 2.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Đánh giá về mức độ an toàn của viêc tiêm chủng cho nhóm tuổi này, ông Long cho rằng "Bộ Y tế luôn đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Thời gian vừa rồi các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các tổ chức quốc tế có liên quan. 

Chúng tôi cũng đã có báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền để mua vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Khi có vắc xin, chúng ta sẽ triển khai thận trọng, chắc chắn, đảm bảo an toàn tiêm chủng đặt lên hàng đầu. Bộ Y tế đang đàm phán với nhà sản xuất để có vắc xin".

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online "với nhóm 5 đến dưới 12 tuổi thì tiêm ngừa là bắt buộc hay tự nguyện", ông Long cho biết "vẫn theo chương trình hiện đang triển khai". 

"Tại Việt Nam tiêm vắc xin vẫn chưa phải là bắt buộc, nhưng khuyến cáo với tất cả người dân. Thời gia qua những trường hợp có biến chứng nặng hay tử vong do mắc COVID-19 thì hầu hết (trên 80%) vẫn là do không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ mũi" - ông Long nói.

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

TP.HCM: Nhiều trẻ em bị tai nạn trong dịp Tết

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP, trong những ngày Tết vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng TP tiếp nhận nhiều trẻ em bị tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.

Cụ thể, có cháu bé nuốt đồng xu - dị vật thực quản, có cháu bé bị té mương gây phù phổi nặng, có cháu bị té lầu, ngưng thở phải ấn tim hồi sức. 

Có hai chị em 17 và 13 tuổi chở nhau đi chơi Tết, né xe tải thắng gấp tự té xe bên lề, em ngồi sau ngã nặng văng xa bị đa chấn thương, dập vỡ lách độ 4, xuất huyết nội, báo động đỏ toàn viện... May mắn đã được các bác sĩ mổ cấp cứu kịp thời bảo tồn các cơ quan.

Ngoài ra còn nhiều ca ngộ độc uống nhầm xăng, rượu, bỏng nước sôi, hóc nghẹn đậu hạt, rối loạn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy ra vào liên tục… 

Những ngày nghỉ Tết vẫn đang tiếp tục, các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ cần để mắt đến trẻ để tránh những tai nạn bất ngờ xảy ra cho trẻ.

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện - Ảnh 4.

Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ngoài cộng đồng cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

5 ngày nghỉ Tết, số ca COVID-19, số chuyển nặng và tử vong có xu hướng giảm

Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Chính phủ ngày 3-2, Bộ Y tế cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết (từ 29-1 đến 2-2), trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 12.200 ca COVID-19 và 100 ca tử vong, thấp hơn so với tuần trước đó - mỗi ngày ghi nhận khoảng 15.300 ca mắc và 140 ca tử vong.

So với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15,1%, số ca nặng, nguy kịch giảm 22,4%.

Bộ Y tế cho biết dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc, ca chuyển nặng, ca tử vong có xu hướng giảm mạnh. 

Tuy nhiên sau Tết, nhu cầu đi lại, giao lưu vẫn nhiều và nguy cơ xuất hiện các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron là vấn đề cần được quan tâm.

Tin sáng 4-2: Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi theo cách tự nguyện - Ảnh 5.

Nhân viên y tế quận Phú Nhuận (TP.HCM) vào tận các con hẻm để thăm khám cho những F0 đang điều trị tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành 

- Ngày 3-2, Hà Nội thêm 2.738 ca F0, cộng dồn số ca COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 142.851 ca. Hiện thành phố đã tháo dỡ hết các điểm phong tỏa. Tổng số bệnh nhân đang điều trị cách ly là 59832 người. Số ca tử vong trong ngày 2-2 là 24 người, nâng tổng tử vong từ ngày 29-4-2021 đến nay là 686 người.

- Thừa Thiên Huế ngày 2-2 đã ghi nhận thêm 86 ca COVID-19. Trong đó khu cách ly tập trung 7 ca, giám sát y tế tại nhà 2 ca, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 5 ca và tại cộng đồng 72 ca. Ngày 1-2 ghi nhận 84 ca. Như vậy, trong 2 ngày đầu năm mới, số ca COVID-19 ở tỉnh giảm mạnh so với những ngày trước đó. Đến nay, toàn tỉnh có 21.753 F0, được điều trị khỏi là 19.441 người và có 133 ca tử vong. 

Ca COVID-19 tại các tỉnh miền Tây giảm mạnh

Bến Tre có thêm 83 ca COVID-19 mới, tất cả đều F0 cộng đồng, có 156 người điều trị khỏi.

Bạc Liêu có thêm 49 ca COVID-19 mới, trong đó có 40 ca cộng đồng, 80 ca được xuất viện.

Vĩnh Long ghi nhận 46 ca COVID-19 mới, trong đó 19 ca cộng đồng, 29 bệnh nhân khỏi bệnh.

Cà Mau ghi nhận 43 ca COVID-19, có 206 người điều trị khỏi.

Hậu Giang ghi nhận 38 ca COVID-19 mới, tất cả đều ca cộng đồng, điều trị khỏi 172 ca.

Tiền Giang có 24 ca COVID-19, 27 ca điều trị khỏi.

Đồng Tháp thêm 16 ca mắc mới. Số bệnh nhân hoàn thành điều trị 100 là ca. Địa phương này đang điều trị 6.364 F0, trong đó có 140 ca rất nặng.

TP Cần Thơ ghi nhận thêm 8 ca COVID-19 mới nhưng có 34 F0 được xuất viện.

Tin sáng 3-2: ‘Sóng ngầm’ các bệnh lý khác theo sau dịch COVID-19 Tin sáng 3-2: ‘Sóng ngầm’ các bệnh lý khác theo sau dịch COVID-19

TTO - Do tập trung phòng chống dịch COVID-19, bệnh nhân mắc nhiều căn bệnh mãn tính khác, trong đó có ung thư, có thể bị gián đoạn điều trị hoặc mức độ nặng gia tăng.

L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp