23/07/2022 05:50 GMT+7

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Đáng chú ý: Hà Nội, TP.HCM không quá 5 phó chủ tịch; Năm 2022 đã công bố 107 tiêu chuẩn Việt Nam; Từ 2025, 100% xe buýt thay thế, sử dụng điện, năng lượng xanh; Bình Phước có thẩm quyền dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành...

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 1.

Xe buýt điện chạy trong khu đô thị Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải. Chương trình có một số điểm đáng chú ý:

- Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải.

- Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về "0" vào năm 2050.

- Lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh giai đoạn 2022 - 2030, chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

- Mục tiêu từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỉ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45% - 50%; TP.HCM đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25% - 35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10% - 15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.

Từ năm 2030, tỉ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh; tỉ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 2.

Trạm sạc xe điện tại cửa hàng PVOIL Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, sử dụng nguồn điện từ pin mặt trời - Ảnh: TẤN LỰC

Hà Nội, TP.HCM không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực văn bản hợp nhất ban hành nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.

Theo đó, với đơn vị hành chính ở nông thôn gồm tỉnh loại I có không quá 4 phó chủ tịch UBND; tỉnh loại II, loại III có không quá 3 phó chủ tịch UBND; huyện loại I có không quá 3 phó chủ tịch UBND; huyện loại II, loại III có không quá 2 phó chủ tịch UBND…

Với đơn vị hành chính đô thị gồm Hà Nội và TP.HCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND; thành phố trực thuộc trung ương còn lại có không quá 4 phó chủ tịch UBND; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 3 phó chủ tịch UBND; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 2 phó chủ tịch UBND...

Hiện tại, UBND thành phố Hà Nội đang có 6 phó chủ tịch gồm ông Lê Hồng Sơn, Nguyễn Trọng Đông, Nguyễn Mạnh Quyền, Chử Xuân Dũng, Hà Minh Hải, Dương Đức Tuấn. Còn UBND TP.HCM hiện có 4 phó chủ tịch gồm bà Phan Thị Thắng, các ông Ngô Minh Châu, Võ Văn Hoan, Dương Anh Đức.

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 3.

Khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Năm 2022 đã có thêm 107 tiêu chuẩn Việt Nam được công bố

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã trình Bộ Khoa học và công nghệ công bố thêm 107 tiêu chuẩn Việt Nam.

Việc công bố và ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam giúp việc kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nước minh bạch, cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu quốc tế đặt ra khi hội nhập.

Một số tiêu chuẩn được công bố năm 2022 như tiêu chuẩn Việt Nam về Lập bản đồ địa chất khoáng sản; tiêu chuẩn Việt Nam về Phòng cháy chữa cháy; tiêu chuẩn Việt Nam về Bộ phận, thiết bị và hệ thống khai thác dầu khí dưới biển; tiêu chuẩn Việt Nam về Công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn Việt Nam về Tinh quặng diatomit - xác định hàm lượng các loại chất...

UBND Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Phó thủ tướng Lê Văn Thành đồng ý giao UBND Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND Đắk Nông và các cơ quan liên quan triển khai dự án.

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 4.

Quốc lộ 14 hiện đang là tuyến đường chính chạy dọc các tỉnh Tây Nguyên hiện nay (ảnh chụp tại xã Trường Xuân, Đắk Song, Đắk Nông) - Ảnh: B.D.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 140km; đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông (38km từ Gia Nghĩa đến ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông - Bình Phước), tỉnh Bình Phước (102km từ ranh giới 2 tỉnh Đắk Nông - Bình Phước đến Chơn Thành); điểm đầu tại khu vực thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, điểm cuối tại thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước, kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.

Tuyến đường này có quy mô quy hoạch 6 làn xe, nhưng theo sơ bộ tính toán trường hợp phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe bề rộng 17m (tương tự quy mô phân kỳ của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, 2021 - 2025 và một số dự án đường cao tốc khác đang triển khai), vận tốc thiết kế 80 - 100 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng.

Đưa du khách Hàn Quốc đến thẳng Đà Lạt sau 2 năm tạm ngưng

Theo thông tin từ Hãng hàng không Korean Air, chuyến bay charter từ Incheon (Hàn Quốc) có số hiệu KE9475, chở 141 hành khách, sẽ hạ cánh vào lúc 21h50 ngày 23-7 tại sân bay Liên Khương (Lâm Đồng). 

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 5.

Du khách bay thẳng từ Hàn Quốc đến Đà Lạt du lịch vào trước dịch COVID-19 - Ảnh: M.V.

Đây là chuyến bay quốc tế đầu tiên đáp tại sân bay Liên Khương sau hơn 2 năm kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện. Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết sau chuyến bay mở màn sẽ có nhiều chuyến bay charter đưa du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng qua cửa ngõ sân bay Liên Khương.

141 hành khách đi trên chuyến bay của Hãng Korean Air là du khách đến nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Theo lịch trình, nhóm du khách sẽ lưu trú 5 ngày 4 đêm tại khách sạn Dalat Palace, DuParc, đánh golf và tham quan ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Đà Lạt.

Các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ

- Ngày 23-7: Tại Nghệ An, Lễ tưởng niệm, thắp nến tri ân và chương trình nghệ thuật chủ đề "Bản hùng ca bất diệt"

- Ngày 23-7: Tại Quảng Trị, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Màu hoa đỏ"

- Ngày 23 và 24-7: Đoàn Khối các cơ quan trung ương khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách tại Mộc Châu, Sơn La

- Ngày 24-7: Khai mạc triển lãm "75 năm đền ơn đáp nghĩa"

- Ngày 24-7: Tại TP.HCM, chương trình nghệ thuật "Linh thiêng Việt Nam"

- Ngày 24-7: Tại Quảng Trị, Lễ thắp nến tri ân liệt sĩ cấp quốc gia và chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình"

- Ngày 26-7: Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ngày 26-7: Chương trình cầu truyền hình gặp mặt nhân chứng lịch sử tại 5 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Hà Giang, Quảng Nam

- Ngày 27-7: Chương trình cầu truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình" tại 6 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, An Giang.

Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 6.
Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 7.
Tin sáng 23-7: Khách Hàn bay thẳng Đà Lạt; tia cực tím chạm ngưỡng nguy hiểm - Ảnh 8.
Tin sáng 22-7: Dịch đang chồng dịch ở phía Nam; TP.HCM cấp căn cước cả thứ bảy, chủ nhật Tin sáng 22-7: Dịch đang chồng dịch ở phía Nam; TP.HCM cấp căn cước cả thứ bảy, chủ nhật

TTO - Cùng lúc phía Nam có dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, dịch đang chồng dịch, nguy cơ quá tải hệ thống y tế; Hà Nội tăng gấp đôi mức phạt vi phạm hành chính về xây dựng; Giá thịt heo, gà, trứng đều tăng là các tin chú ý sáng nay.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp