19/12/2021 07:40 GMT+7

Tin sáng 19-12: Bộ Y tế khẳng định đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir

L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN
L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN

TTO - TP.HCM vừa thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, đánh giá tình hình dịch tại TP.HCM vẫn đạt cấp độ 2. TP cũng thống kê còn 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa tiêm vắc xin COVID-19.

Tin sáng 19-12: Bộ Y tế khẳng định đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir - Ảnh 1.

Nhiều người dân tự test nhanh COVID-19 tại nhà cho kết quả dương tính tự đến bệnh viện phân tầng 3 - Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Có độ vênh giữa báo cáo của Bộ Y tế và phản ánh thực tế

Trong phiên họp trực tuyến với 63 tỉnh thành phố do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì gần đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đã nhận được nhiều phản ảnh việc người mắc COVID-19 chưa được cấp thuốc, trong khi Bộ Y tế khẳng định đã cấp đủ thuốc cho các địa phương.

Theo Phó thủ tướng, Bộ Y tế đã khẳng định cấp đủ thuốc Molnupiravir và Favipiravir cho các địa phương để phát ngay cho tất cả người mắc COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính, không đợi tới khi có triệu chứng mới uống.

"Tôi nhận được nhiều ý kiến phản ảnh, kể cả của anh em y tế và anh em báo chí, thực tế nhiều nơi người bị nhiễm vẫn không được phát thuốc kháng virus và nhiều người phải nhờ vả, thậm chí tìm mọi cách để mua. Như vậy giữa báo cáo của bộ và phản ảnh từ cơ sở có độ vênh" - Phó thủ tướng cho biết.

Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục cấp phép sản xuất để sớm đưa thuốc kháng virus thành phổ biến, người dân được dễ dàng tiếp cận thuận lợi.

Sau ý kiến này, ngày 18-12, Bộ Y tế đã có thông báo cho biết đến nay đã cấp 300.000 liều Monulpiravir trong Chương trình điều trị có kiểm soát, đến nay có trên 40 địa phương tham gia chương trình.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết Molnupiravir là thuốc kháng virus chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, việc sử dụng hiện nay thông qua hình thức nghiên cứu tại cộng đồng, trong khuôn khổ Chương trình điều trị có kiểm soát, việc triển khai phải tuân thủ đề cương nghiên cứu, việc quản lý thuốc phải chặt chẽ, tránh thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích nghiên cứu.

Sau 10 ngày phát động chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TP.HCM ghi nhận có 349.126 người thuộc nhóm nguy cơ và đã triển khai thực hiện xét nghiệm tầm soát COVID-19 được cho 80.611 người.

Kết quả phát hiện 647 người có kết quả dương tính và được điều trị ngay với Molnupiravir. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ trong thời gian tiếp theo và cho uống ngay thuốc kháng virus khi phát hiện ra F0.

Cũng qua 10 ngày triển khai chiến dịch, TP.HCM còn phát hiện 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin.

Hiện các địa phương đang khẩn trương thuyết phục những người này tiêm vắc xin ngay. Trong số này, có một số người gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.

Tin sáng 19-12: Bộ Y tế khẳng định đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Hà Nội: quận Hai Bà Trưng tăng cấp độ dịch lên mức nguy cơ cao

Theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch mới của Hà Nội, trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội vẫn là vùng vàng, nhưng ở cấp độ quận huyện và xã phường thì đã có nhiều quận huyện, xã phường thay đổi cấp độ dịch. 

2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao), tăng 1 quận (Hai Bà Trưng) so với tuần trước.

UBND TP Hà Nội cũng vừa có chỉ thị 25 tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong dịp lễ cuối năm và Tết Nhâm Dần. 

Theo đó, thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp.

Tin sáng 19-12: Bộ Y tế khẳng định đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương theo diễn biến dịch và chỉ đạo của trung ương và TP Hà Nội cũng căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn để tùy tình hình dịch, hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới...

Hướng dẫn tổ chức lễ Giáng sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh lây nhiễm COVID-19.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31-12-2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31-1-2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung (người có bệnh nền, nguy cơ cao) cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31-1-2022.

Tin sáng 19-12: Bộ Y tế khẳng định đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir - Ảnh 4.

Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh thành

- Hà Nội tối 18-12 thông báo trong 24 giờ ghi nhận 1.412 ca COVID-19 mới, riêng quận Nam Từ Liêm có 231 ca, Ba Đình có 191 ca. Trong 1.412 ca mới có 411 ca cộng đồng, 958 ca trong khu cách ly và 43 ca trong khu phong tỏa. Cộng dồn trong đợt dịch thứ 4 là 25.653 ca, trong đó số ca cộng đồng có 9.765 ca, số đã cách ly có 15.888 ca.

Hà Nội đánh giá cấp độ dịch toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 - màu vàng, 24 quận, huyện ở cấp độ 2, 2 quận ở cấp độ 3 là Đống Đa và Hai Bà Trưng - màu cam, 439 địa phương ở cấp độ 1; 132 ở cấp độ 2; 25 xã, phường ở cấp độ 3; không có địa bàn nào ở cấp độ 4.

- Chưa đầy một tuần, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ghi nhận 137 F0 ngoài cộng đồng/144 ca mắc, trong đó riêng thị trấn Nông Trường Mộc Châu (điểm du lịch nổi tiếng Tây Bắc) chiếm đến 130 ca. Sơn La cũng đã nâng cấp độ dịch của thị trấn Nông Trường Mộc Châu lên cấp độ 3.

- Hải Dương ngày 18-12 có 73 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh. Từ ngày 12-10 đến nay, Hải Dương đã có 846 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh. Cũng ngày 18-12, tỉnh ghi nhận thêm 43 ca COVID-19; có 3.800 người được tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19. Toàn tỉnh đã tiêm được trên 2,3 triệu mũi vắc xin.

- Quảng Bình từ 6h ngày 17-12 đến 6h ngày 18-12 ghi nhận thêm 38 ca COVID-19 mới và 1 ca tái dương tính nhập viện điều trị, trong đó có 34 ca tại cộng đồng, 86 ca xuất viện. Thống kê cho thấy từ ngày 7-10 đến 18-12, tỉnh ghi nhận 503 ca dương tính là người trở về từ vùng dịch. 

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.299; số ca điều trị khỏi là 2.859, còn 333 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 62 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà. Hơn 1 triệu người tại Quảng Bình đã tiêm vắc xin COVID-19, trong đó 462.151 người đã tiêm đủ 2 mũi.

- Từ 13h ngày 17-12 đến 13h ngày 18-12, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 193 ca, trong đó có 7 ca ở khu cách ly tập trung, 102 ca cách ly tại nhà, 24 ca trong khu phong tỏa, 57 ca cộng đồng. Cộng dồn từ ngày 16-10 đến nay, thành phố ghi nhận 4.229 ca COVID-19, trong đó có 169 ca ngoại tỉnh. Đà Nẵng đã tiêm 1.890.130 liều vắc xin COVID-19, trong đó 966.856 liều mũi 1.

- Những ngày qua, số ca COVID-19 tăng nhanh, các ngày 14 đến 17-12, Cà Mau ghi nhận đến hơn 1.000 ca/ngày, tính đến 18-12 là 21.711 ca. Trong tổng số 21.711 ca dương tính có đến 11.729 ca cộng đồng. Phần lớn số ca là lao động từ công ty, doanh nghiệp lây lan cộng đồng sinh sống. Độ tuổi nhiễm từ 20-45 tuổi, do đi lại, tiếp xúc phức tạp nên lây cho gia đình.

Tin COVID-19 chiều 17-12: Cả nước 15.236 ca nhiễm, Bến Tre, Cà Mau nhiều hơn TP.HCM Tin COVID-19 chiều 17-12: Cả nước 15.236 ca nhiễm, Bến Tre, Cà Mau nhiều hơn TP.HCM

TTO - Tính từ 16h ngày 16-12 đến 16h ngày 17-12, cả nước ghi nhận 15.236 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 15.215 ca ghi nhận trong nước (giảm 52 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 9.836 ca trong cộng đồng).

L.ANH - T.DƯƠNG - TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: COVID-1
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp