14/10/2021 08:14 GMT+7

Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19

L.ANH - X.MAI
L.ANH - X.MAI

TTO - Từ 6h sáng nay 14-10, hàng loạt hoạt động ở Hà Nội (đã đóng gần 3 tháng nay) như xe buýt, taxi, khách sạn, cơ sở lưu trú, công viên, bảo tàng ở Hà Nội mở lại. Theo hướng dẫn mới ban hành tối qua, toàn Hà Nội là vùng xanh.

Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Từ 6h sáng nay 14-10, hàng loạt hoạt động ở Hà Nội (đã đóng gần 3 tháng nay) như xe buýt, taxi chạy lại, bảo tàng, công viên mở cửa đón khách, khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được mở lại, nhà hàng bán đồ ăn uống tại chỗ, công sở làm việc bình thường...

Các hoạt động này đã bị ngưng từ hơn 3 tháng nay. Với việc mở cửa lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và theo hướng dẫn phân loại cấp độ dịch của Bộ Y tế, hiện toàn Hà Nội là vùng xanh, đời sống ở Hà Nội đã trở về gần như bình thường.

Tuy nhiên Hà Nội chưa cho mở lại trường học, dù theo nghị quyết 128 của Chính phủ là Hà Nội và nhiều tỉnh thành đủ điều kiện mở lại trường học, đồng thời chưa cho mở lại phòng tập thể thao, rạp chiếu phim...

Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 2.

Hàng quán Hà Nội bắt đầu mở lại

Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân

Tối 13-10, Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn y tế tạm thời thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ (nghị quyết đã ban hành 1 ngày trước đó).

Theo hướng dẫn, về xét nghiệm, Bộ Y tế yêu cầu không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ (người có triệu chứng ho, sốt, mất vị giác, khứu giác, khó thở).

Tại khu vực nguy cơ cao, xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên định kỳ tại cơ sở sản xuất kinh doanh, với người di chuyển nhiều như shipper, xe ôm, lái xe; tại khu vực tập trung đông người như chợ đầu mối, siêu thị,

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm thương mại, cơ quan công sở: tự tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Không yêu cầu xét nghiệm khi di chuyển giữa các vùng, ngoại trừ vùng có dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế, phong tỏa, hoặc các trường hợp nghi ngờ đến từ vùng cấp độ 3.

Người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc nghi ngờ. Việc xét nghiệm xử lý ổ dịch thì tùy mức độ và tình hình dịch, khi xét nghiệm thực hiện hình thức mẫu gộp.

TP.HCM: 1.649 đơn vị, 25.355 lao động nhận 61,5 tỉ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa thông tin về tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nghị quyết 116 của Chính phủ.

Theo đó, với chính sách giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động từ 1% xuống bằng 0%, tính đến ngày 11-10, Bảo hiểm xã hội TP đã giải quyết cho 81.581 đơn vị và hơn 1,7 triệu lao động với số tiền gần 1,9 tỉ đồng.

Với chính sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tính đến ngày 11-10, Bảo hiểm xã hội TP đã chi hỗ trợ cho 1.649 đơn vị và 25.355 lao động (trong đó có 21.425 lao động đang tham gia và 3.930 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp).

Tổng số tiền chi hỗ trợ là 61,5 tỉ đồng. Cụ thể chi cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 53,5 tỉ đồng, chi cho người lao động đang bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8 tỉ đồng.

Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 4.

Quảng Nam sử dụng quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19 hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân vừa có thông báo giao Sở Y tế lập danh sách, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ cho y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị COVID-19 từ nguồn quỹ xã hội hóa phòng chống COVID-19 của tỉnh.

Mức hỗ trợ này sẽ nằm ngoài các hỗ trợ, bồi dưỡng hiện hành cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trước đó, Bộ Y tế đã có đề xuất nâng mức hỗ trợ cho y bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm tham gia chống dịch, với mức phụ cấp cao nhất là 600.000 đồng/ngày (gấp đôi so với hiện hành).

Trong gần 2 năm qua, lực lượng y bác sĩ tuyến đầu đã dành rất nhiều thời gian, sức lực, khả năng chuyên môn để ngăn chặn dịch, điều trị cho người bệnh, có hàng ngàn người đã nhiễm bệnh, 3 người tử vong. Quảng Nam là một trong số tỉnh thành đầu tiên có quy định hỗ trợ thêm cho y bác sĩ.

Tháng 10 có thể thêm 34 triệu liều, cuối năm vắc xin COVID-19 càng về nhanh, nhiều Tháng 10 có thể thêm 34 triệu liều, cuối năm vắc xin COVID-19 càng về nhanh, nhiều

TTO - Tính đến 13-10, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 90 triệu liều vắc xin. Dự kiến trong tháng 10, có thể tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều.

L.ANH - X.MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp