30/03/2020 13:15 GMT+7

Tin giả về COVID-19 trên mạng: Đừng quên 10 bước kiểm chứng

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Thao tác chia sẻ một thông tin trên mạng xã hội chỉ mất vài giây, nhưng phát tán tin giả, tin chưa kiểm chứng không những không giúp ích cho ai mà có khi còn gây hậu quả khôn lường.

Tin giả về COVID-19 trên mạng: Đừng quên 10 bước kiểm chứng - Ảnh 1.

Một thông tin giả liên quan tới dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: Dainferncollege

Những tin tức tiêu cực về dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh không kém virus corona.

Nhiều người chia sẻ tin đồn một cách hồn nhiên, thậm chí còn cho rằng họ đang đưa cho bạn bè, người thân những thông tin giá trị, hữu ích.

Theo trang Tribune News Service, dưới đây là 10 bước giúp bạn tự trang bị cho mình kỹ năng phát hiện tin giả trước khi chia sẻ với người khác trong mùa dịch COVID-19.

1, Xác minh tài khoản đăng thông tin

Trước hết, hãy kiểm tra tài khoản đăng thông tin (Twitter hay Facebook) đã được xác thực (verified) chưa. Thường những tài khoản được xác thực trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất này sẽ có dấu kiểm nhỏ màu xanh cạnh tên tài khoản.

Ví như trong hình dưới đây, cùng là tài khoản Twitter mang tên Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng tài khoản đầu tiên có dấu kiểm bên cạnh tên ông Trump mới là tài khoản thật.

Tin giả về COVID-19 trên mạng: Đừng quên 10 bước kiểm chứng - Ảnh 2.

Ảnh: Computerhope

Thường thì những tài khoản đã được xác thực sẽ tạo thêm độ tin cậy, dù không phải tuyệt đối. Nếu đó chưa phải tài khoản đã xác thực, bạn cần kiểm tra thêm.

2, Kiểm tra ảnh đại diện (ảnh profile) của tài khoản

Ảnh này có giống ảnh một người thật, hay đó là ảnh một người nổi tiếng, hay một hình ảnh chung chung kiểu cảnh hoàng hôn hay bông hoa?

Bạn có thể dùng tính năng tìm kiếm hình ảnh của Google (Google Images) để truy ngược lại xem hình ảnh đó được lấy từ đâu trên mạng Internet.

3, Kiểm tra thời gian hoạt động của tài khoản và số người theo dõi

Một tài khoản mới lập với một vài chục người theo dõi chắc chắn không thể là nguồn phát đi những thông tin kiểu "breaking news" của thế giới được.

Hãy cuộn xem những nội dung đã đăng trước đó để biết tài khoản này có thường chia sẻ tin tức không, hay nó chỉ là tài khoản vừa lập một tháng trước?

4, Chú ý tới cách thông tin được đưa đến cho bạn

Thông tin đó chỉ có trong một tweet gọn lỏn, hay có một đường link dẫn tới câu chuyện dài hơn ở chỗ khác?

Cần nhắc lại là một hình chụp màn hình nội dung một email, tin nhắn, tài liệu Google Docs hay thông tin trên ứng dụng Notes chắc chắn không phải thông tin tốt, đáng tin cậy.

Tin giả về COVID-19 trên mạng: Đừng quên 10 bước kiểm chứng - Ảnh 3.

Bức ảnh đã được chỉnh sửa để lan truyền tin giả nói cocaine có khả năng tiêu diệt virus corona chủng mới trên tài khoản Twitter của Bizzle Osikoya ở Nigeria có hơn 190.000 người theo dõi - Ảnh chụp lại màn hình.

5, Kiểm tra nguồn tin

Thông tin dẫn nguồn từ một tổ chức, một chính trị gia, một hãng tin hay một "người bạn của bạn". Thông tin đáng tin cậy luôn có một cái tên đủ uy tín để bảo chứng.

6, Kiểm chứng trang gốc chia sẻ thông tin

Nếu thông tin có đường link, bấm vào đó để xem nó dẫn bạn đi đâu. Hãy quan sát xem có gì "là lạ", "sai sai" hay bất thường gì đó (dù là nhỏ nhất) trên địa chỉ trang web đó không?

Một trang web bạn chưa bao giờ nghe nói đến chắc chắn không thể nào là nguồn tin đầu tiên và duy nhất phát đi những tin tức nóng quan trọng, bất kể giao diện của nó hoành tráng, mượt mà cỡ nào.

7, Kiểm tra thông tin tác giả

Đó có phải tên thật không? Bạn có thể bấm vào trang thông tin tiểu sử người viết tin để xem có cảm giác đó là thông tin thật không?

Tác giả bài viết đó có những tài khoản mạng xã hội nào để bạn có thể xác thực việc anh/cô ấy là nhà báo thực sự? Nếu có ảnh của họ, bạn có thể sử dụng công cụ Google Images một lần nữa để "check".

8, Xác minh chính nội dung thông tin bạn nhận được

Cách tốt nhất để xác minh một thông tin là xem có hãng tin/tờ báo uy tín nào đã công bố nó chưa. Các cơ quan truyền thông, báo chí cũng thường tốn rất nhiều công sức để kiểm chứng một thông tin trước khi họ có thể chia sẻ với người đọc.

Mặc dù không phải lúc nào thông tin của báo chí cũng chính xác tuyệt đối, song rõ ràng thông tin một tờ báo địa phương đưa dù thế nào cũng đáng tin hơn thông tin do một ai đó ngẫu nhiên chia sẻ trên mạng xã hội.

9, Đọc và cảm nhận nội dung thông tin

Bạn có cảm giác thông tin đó là máy dịch, kiểu như cho "chạy" qua ứng dụng Google Translate vài lần không? Đây là cách nhiều trang tin lá cải thường dùng để "chụp giật" tin tức từ các trang chính thống.

10, Tin vào cảm nhận trực giác của bản thân

Nếu bản thân bạn có chút lấn cấn hay có một cảm giác gì đó không tin cậy khi đọc thông tin nào đó, hãy chậm lại một chút, kiểm chứng nó theo các bước nêu trên trước khi bấm chia sẻ với người khác.

Nếu bạn thấy ai đó chia sẻ thông tin không đúng trên mạng xã hội, hãy chọn cách lịch thiệp để chỉ ra điều đó. Việc chỉnh sửa thông tin sai có thể khiến bạn bị hứng "gạch đá" vì con người luôn có xu hướng "xù lông xù cánh" tự vệ khi bị chỉ trích, đối đầu.

WHO lại lên tiếng: COVID-19 không phải bệnh lây qua không khí WHO lại lên tiếng: COVID-19 không phải bệnh lây qua không khí

TTO - Trước rất nhiều thông tin gây hoang mang dư luận rộ lên trên mạng xã hội, ngày 29-3, một lần nữa Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định COVID-19 không phải là bệnh lây qua không khí.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp