Phóng to |
Các chuyên gia cho biết hóa thạch vừa tìm thấy tại vùng Pibara, phía tây bắc nước Úc, có niên đại khoảng 3,5 tỉ năm, được hình thành từ vi khuẩn.
Hóa thạch này được tạo thành bởi sự tương tác của vi khuẩn với trầm tích. Chúng có hình dạng như mạng nhện bám vào bề mặt sa thạch. Trong quy trình vẫn thường diễn ra, thảm dày vi khuẩn kết dính với phân tử cát để không bị trôi đi. Trải qua nhiều năm các phân tử cát kết hợp với những cơ thể vi khuẩn dần dần chuyển thành đá.
Giáo sư Nora Noffke thuộc Đại học Old Dominion, Mỹ cho biết vi khuẩn nguyên thủy này ăn lưu huỳnh để sống. Các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu hiệu của carbon hữu cơ - thành phần tồn tại trong cơ thể sống - trong kết cấu viên đá.
Khám phá này đã cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà khoa học của dự án robot “Tò mò” tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa, nơi mà các dấu tích của sự sống được bảo quản tốt hơn vì không có sự rung lên của địa chất như ở Trái đất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận