Phóng to |
Ảnh minh họa hệ hành tinh Kepler-47 - Ảnh: MSNBC |
Kepler-47 nằm trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus), gồm hai ngôi sao quay quanh nhau theo chu kỳ 7,5 ngày. Một trong hai ngôi sao giống với Mặt trời của chúng ta, còn ngôi sao kia có kích thước chỉ bằng 1/3 và mờ hơn 175 lần.
Hai hành tinh của Kepler-47 là Kepler-47b và Kepler-47c. Trong khi Kepler-47b có đường kính lớn hơn Trái đất 3 lần và quay xung quanh hai ngôi sao mẹ theo chu kỳ 49 ngày, thì Kepler-47c lớn hơn Trái đất 4,5 lần và quay xung quanh hai ngôi sao mẹ theo chu kỳ 303 ngày.
Điều quan trọng nhất và đáng chú ý là Kepler-47c chuyển động theo quỹ đạo nằm bên trong khu vực mà các nhà thiên văn học gọi là "vùng có thể cư trú” - vùng nằm xung quanh một ngôi sao, nơi có một hành tinh đất có thể chứa nước lỏng trên bề mặt.
“Kepler-47c có thể chỉ là một hành tinh khí khổng lồ và không hỗ trợ cho sự sống, nhưng các mặt trăng lớn của nó, nếu có, có thể có sự sống và là nơi thú vị để khám phá” - William Welsh, đồng tác giả của nghiên cứu thuộc ĐH bang San Diego, Mỹ, nói.
Trên tạp chí Khoa Học ngày 29-8, các nhà khoa học cho biết căn cứ vào sự hiện diện của Kepler-47, họ tin rằng các hệ hành tinh có thể được hình thành và tồn tại ngay cả trong môi trường hỗn loạn xung quanh một hệ sao gồm hai mặt trời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận