Theo đó, các nhà khoa học đã phát triển phương pháp mở hàng rào máu não để có thể tiêm thuốc "doxorubicin" vào khối u ở não bộ. Họ cũng sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ DCE-MRI để thấy rõ những thay đổi sóng siêu âm hội tụ từ trong một khối u thần kinh đệm và trong não bộ thông thường. Phương pháp này cũng giúp xác định mối liên hệ giữa những thay đổi nói trên với kết quả thu được từ chất hóa học trị liệu doxorubicin.
Trước đây, việc đưa thuốc vào các khối u não vốn được xem là thách thức lớn bởi sự hiện diện của "hàng rào máu não" - một lớp tế bào nội mô đóng vai trò như rào chắn, ngăn chặn những phần tử nhất định, bao gồm tế bào miễn dịch, virus, đi từ máu vào hệ thần kinh trung ương.
Trưởng nhóm nghiên cứu Park Joo-yeong thuộc Quỹ phát minh y học Daegu-Gyeongbuk, khẳng định đây là một công nghệ mới giúp tăng hiệu quả điều trị bằng cách mở hàng rào máu não, trong khi nhiều loại thuốc trên thị trường dược phẩm hiện nay vẫn chưa thể vượt qua "rào chắn" này.
Bộ Khoa học, Thông tin truyền thông và Hoạch địch tương lai Hàn Quốc là đơn vị tài trợ triển khai nghiên cứu nói trên và kết quả công trình này đã được đăng tải trên ấn phẩm số ra mới nhất của Tạp chí "Journal of Controlled Release".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận