Hơn 347 triệu cổ phiếu Hòa Bình sẽ chính thức giao dịch trên sàn UpCom thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kể từ ngày 18-9, giá tham chiếu 5.700 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã có công văn không đồng ý với các căn cứ để HoSE hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC của doanh nghiệp này.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang rơi vào trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc, theo thông báo do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa phát đi.
Phần lớn lợi nhuận trong quý 2 năm nay của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đến từ khoản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Tập đoàn Hòa Bình đã ký kết nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Lê Viết Hải - chủ tịch hội đồng quản trị - với trị giá 120 tỉ đồng khi chưa được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thông qua.
Xây dựng Hòa Bình sẽ phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và hoán đổi nợ với tổng trị giá phát hành thêm tối đa 3.140 tỉ đồng.
Để giải bài toán nhà ở cho số đông người dân, các chuyên gia khuyến nghị chính sách ưu đãi cho nhà ở xã hội cần thông thoáng, dễ tiếp cận hơn, đồng thời Chính phủ cần quan tâm hơn đến phát triển nhà ở vừa túi tiền.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa trúng thầu loạt dự án nhà ở xã hội tại Kenya. Năm 2024, ông lớn ngành xây dựng đặt mục tiêu doanh thu 10.800 tỉ đồng.
Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa 107 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho các chủ nợ để xóa nợ, song kế hoạch còn bỏ ngỏ do đại hội cổ đông bất thường không thể tổ chức.
Sau 3 giờ chờ đợi vì chưa đủ cổ đông, đại hội cổ đông của Xây dựng Hòa Bình đã diễn ra, chốt mục tiêu lợi nhuận 125 tỉ đồng.
Có gần 90 nhà cung cấp và nhà thầu phụ của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỉ đồng.
Sắp đi qua hết nửa đầu năm 2023, nhưng Tập đoàn Hòa Bình vẫn chưa nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, dẫn đến cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Chủ tịch Lê Viết Hải lập tức lên tiếng giải thích.
Coteccons trúng thầu xây dựng nhà máy Lego, muốn đẩy mạnh xây dựng các dự án lớn, trong khi Hòa Bình và các nhà thầu khác cũng muốn tăng mảng nhà xưởng, hạ tầng, nhà ở xã hội...
Hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng là Coteccons và Hòa Bình đặt mục tiêu lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng giữa lúc thị trường gặp khó. Điều đáng nói, cả hai doanh nghiệp niêm yết này đều bước ra khỏi cuộc ‘nội chiến’ về quyền lực trong các năm qua.
Các ‘ông lớn’ trong ngành xây dựng nói với Tuổi Trẻ Online việc nhiều nhà thầu đang đua nhau giảm giá, thậm chí chấp nhận lỗ vẫn làm.
Hầu hết các nhà thầu xây dựng đều bị chủ đầu tư nợ, dắt dây các doanh nghiệp này nợ ngân hàng, nhà cung cấp, nhà thầu phụ, nợ lương nhân viên và cả nợ thuế.
Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu có lãi trăm tỉ trở lại trong khi mâu thuẫn nội bộ đã đi đến hồi kết bởi hội đồng quản trị đã công bố hủy 3 nghị quyết tạo nên những bất đồng.
Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng Hòa Bình ra nghị quyết chấp thuận đơn từ nhiệm chức danh thành viên độc lập của ông Nguyễn Công Phú từ 13-2.
Ngày 19-1, cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã ban hành quyết định buộc Tập đoàn Hòa Bình tạm dừng thi hành ba nghị quyết gây nên ‘cuộc chiến’ ghế chủ tịch.
Ông Lê Viết Hải đã dùng quyền cổ đông lớn với tỉ lệ nắm giữ cổ phần 17,14% tại Tập đoàn Hòa Bình để yêu cầu HĐQT triệu tập đại hội cổ đông bất thường với chương trình dự kiến có nội dung quan trọng là bãi nhiệm một số thành viên HĐQT.