Có 13-14 dự án quy mô lớn trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai... đang được thương thảo giữa các bộ ngành với tập đoàn FDI lớn, trong đó một số dự án được thực hiện trong năm 2024.
Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh vừa tổ chức trao chứng nhận đầu tư cho hai dự án FDI, với tổng mức đầu tư đạt 332 triệu USD.
Đây là đợt cấp giấy chứng nhận đầu tiên của năm 2024 cho bốn dự án FDI mới đầu tư vào Đồng Nai.
Nhiều doanh nghiệp rất muốn sử dụng nguồn năng lượng xanh, thậm chí đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030. Do đó, việc sớm ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ góp phần giữ chân các ông lớn FDI, kéo giảm giá điện tái tạo.
Tổng công ty CP bưu chính Viettel (Viettel Post) hợp tác cùng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hỗ trợ giải pháp logistics cho các doanh nghiệp tại Hải Phòng với chi phí tiết kiệm đến 30%.
Trong 10 tháng năm 2023, Quảng Ninh thu hút FDI (doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài) được hơn 3 tỉ USD, tạm trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tập đoàn Foxlink International Investment Ltd của Đài Loan sẽ đầu tư nhà máy sản xuất tai nghe, trạm sạc, mạch điện tử vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Ngày 16-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề "Đồng hành và phát triển".
Một số tin tức đáng chú ý: 10 năm qua chi phí chuyển phát nhanh đã giảm gần 50%?; Một tháng, chặn được 441 website lừa đảo; Doanh nghiệp Nhật Bản tăng vốn đầu tư lên gần 670 triệu USD; Chương trình 1 triệu sáng kiến đã làm lợi hơn 33 nghìn tỉ đồng...
Trong tháng 9-2023, Hải Phòng tiếp tục trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án với tổng số vốn đầu tư đạt gần 1,4 tỉ USD.
Nhà máy sản xuất đồ chơi quy mô lên tới hơn 1 tỉ USD là một trong những dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại 'thủ phủ công nghiệp' Bình Dương giải ngân nhanh, sắp tuyển lao động và đi vào hoạt động.
Một số tin tức đáng chú ý: 8 tháng, thu hút thêm hơn 18,1 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài; Viettel hợp tác Google thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục; TP.HCM lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân...
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức nhưng doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tin tưởng rót vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, trong đó Bình Dương đón nhận nhiều dự án lớn.
Chỉ trong 10 năm (2013-2023), Hàn Quốc đã vươn lên dẫn đầu cả về số dự án, số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Đóng góp lớn nhất trong thành tích ấn tượng này là sự tham gia của những tập đoàn hàng đầu đến từ xứ kim chi như Samsung, LG, Hyosung, Hyundai.
Ông Phùng Hải Hà, người sáng lập Công ty TNHH thương mại Phương Đông, chia sẻ với Tuổi Trẻ câu chuyện sau 13 năm gắn bó với LG - tập đoàn điện tử lớn của Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam.
Vấn đề chọn lọc vốn đầu tư FDI "nóng lên" trong thời gian gần đây khi kết quả điều tra PCI-FDI 2022 do VCCI thực hiện cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp FDI có vốn "li ti" từ 1-3 tỉ đồng chiếm tới 22,5%.
Với rất nhiều lợi thế cùng những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, Hà Nam đang từng bước 'thay da đổi thịt'.
Dù tình hình chung về kinh tế đang gặp khó khăn, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Long An vẫn có nhiều điểm sáng.
Sau hơn 3 năm trao quyết định chủ trương đầu tư, đến nay dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu 4 tỉ USD được xem là 'khủng' nhất miền Tây vẫn đang ở khâu… thủ tục đầu tư.
Phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Khánh Hòa sáng 2-4, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần thu hút đầu tư qua 4 trụ cột phát triển.