25/10/2019 12:46 GMT+7

Tìm đường bất hợp pháp vào Anh: mất tiền và mất cả mạng sống

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - 39 nạn nhân trong chiếc xe tải ở Essex nằm trong số hàng ngàn người đã thiệt mạng khi cố tìm đường vào Anh và các nước châu Âu những năm qua. Giờ đây khi các hàng rào biên giới chặt chẽ hơn là lúc các băng đảng ra tay.

Tìm đường bất hợp pháp vào Anh: mất tiền và mất cả mạng sống - Ảnh 1.

Gần 7 triệu người Syria đã trở thành dân tị nạn vì cuộc nội chiến kinh hoàng - Ảnh: REUTERS

Hoàn cảnh dẫn đến cái chết thảm thương của 39 người trong thùng xe tải ở Anh chưa được xác minh, nhưng đến giờ phút này nhiều người tự hỏi tại sao người di cư bất chấp nguy hiểm để đến nước Anh hoặc châu Âu? 

Sau cái chết là không còn gì, tại sao họ không an phận sống ở quê nhà?

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc (IOM), kể từ khi cuộc khủng hoảng di dân bùng nổ năm 2014, hơn 25.000 người đã thiệt mạng trên đường tha hương, phần lớn nằm lại dưới đáy biển (hơn 17.000 người), hoặc chết đau đớn trong thùng xe tải như các nạn nhân mới được phát hiện.

"Liều mạng vẫn tốt hơn"

Trước thảm kịch ở Anh lần này, hồi năm 2015 cảnh sát Áo từng phát hiện thi thể 71 di dân trong thùng lạnh của một xe tải bị bỏ lại trên đường cao tốc gần biên giới Hungary. Điều tra cho thấy họ chết vì ngộp thở gần như lập tức sau khi thùng xe bị niêm kín.

Hồi năm 2000, 58 di dân Trung Quốc cũng thiệt mạng trong hoàn cảnh tương tự khi được phát hiện tại thị trấn Dover của Anh.

"Có đủ mọi lý do đau đớn và kinh hoàng khiến người ta phải rời xa Tổ quốc, chẳng hạn để trốn chạy xung đột vũ tranh, chính trị... Nhiều người tuyệt vọng đến mức sẵn sàng liều mạng sống. Liều mạng vẫn tốt hơn thứ họ đang chạy trốn" - bà Debbie Busler, lãnh đạo tổ chức Chữ Thập đỏ Anh, chia sẻ.

Cũng theo vị chuyên gia này, con đường nhập cư chính thức thường phải mất nhiều năm đi kèm với những rào cản phức tạp về pháp lý và thiếu sự hỗ trợ, do đó người di cư buộc phải chọn cách bất hợp pháp.

"Họ là những con người bằng da, bằng thịt mắc kẹt trong hoàn cảnh thực sự khốn khó. Xin đừng chỉ nhìn họ dưới cụm từ người tị nạn" - bà Busler kêu gọi.

Theo Đài BBC, sau khi hàng rào chặn giữa biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ được dựng lên, người di cư tìm nhiều cách khác nhau để đến Tây Âu, đa phần trốn trong thùng những chiếc xe tải chạy xuyên lục địa.

"Các nhóm nằm trong mạng lưới buôn người chuyền 'hàng' cho nhau. Di dân được giấu tại các địa điểm bí mật ở Bulgaria, thường là gần với biên giới Serbia - Romania, trước khi cho lên xe tải trực chỉ Tây Âu" - nhà báo Nick Thorpe của BBC mô tả.

Loại trừ các trường hợp phải ra đi do chiến tranh, lý do chính trị thì cũng có không ít trường hợp ra đi vì động cơ kinh tế. Dẫu kinh tế Trung Quốc có khá giả hơn nhưng số người ở vùng nông thông cũng còn nhiều khó khăn.

Các trường hợp di dân kinh tế theo đường nhập lậu thường có người nhà, người quen đã định cư sẵn ở quốc gia mà họ nhắm đến hoặc cũng có khi họ là nạn nhân của những đường dây lừa đảo vẽ ra "khung trời ảo mộng" với việc nhẹ lương cao ở Anh hoặc một quốc gia Âu Mỹ nào đó.

Tìm đường bất hợp pháp vào Anh: mất tiền và mất cả mạng sống - Ảnh 2.

Một con đường di cư tiêu biểu từ Trung Quốc đến Anh qua cửa ngõ Bulgaria ở Đông Âu - Ảnh: DAILY MAIL

Tội phạm lộng hành

Theo Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA), việc phát hiện người di cư lẻn vào Anh trên những chiếc xe tải như vậy không đơn giản. Bộ Giao thông nước này ước tính năm 2018 có đến 3,6 triệu xe tải, xe container... đi vào Anh qua 40 cảng chính, đó là chưa kể vô số cảng nhỏ không có người trực tiếp kiểm soát.

Từ khi Pháp đóng cửa các trại di dân trong năm 2016-2017, số người lẻn vào Anh theo cách riêng lẻ giảm đi nhiều, thay vào đó số vụ vượt biên quy mô do các băng đảng tội phạm tổ chức tăng vọt, theo cơ quan NCA.

Đáng lo ngại nhất là các biện pháp chuyển lậu người bọn tội phạm sử dụng mỗi lúc một nguy hiểm hơn, trong đó bao gồm nhét hàng chục người trong thùng container hoặc thùng xe tải đông lạnh - giống chiếc mới được phát hiện ở Essex.

Nếu sống sót sau hành trình nguy hiểm đó, không có gì bảo đảm di dân sẽ có cuộc sống bình yên ở Anh. Họ có thể bị các băng nhóm bán vào nhà thổ, ép lao động khổ sai trong các nhà hàng, tiệm nail, tiệm massage...

Đó là chưa kể đến nguy cơ bị bắt giữ, trục xuất. Điều tra của BBC phát hiện trong giai đoạn năm 2013-2016, cảnh sát Anh thực hiện 27.860 vụ bắt giữ người di cư do vượt biên trái phép; 2.482 người khác bị bắt vì tổ chức buôn người...

Số người đang sống bất hợp pháp ở Anh hiện nay ước tính trong khoảng 300.000 - 900.000, tuy nhiên số liệu này không mấy chắc chắn do có nhiều khó khăn trong việc thống kê.

Liên Hiệp Quốc ghi nhận từ đầu năm 2014 đến nay, khoảng 491 di dân đã chết hoặc mất tích trên khắp châu Âu, đa phần do tai nạn đường bộ; số này chưa bao gồm những người chết trong trại tị nạn, trung tâm giam giữ; hoặc gần 20.000 cái chết khác trên biển Địa Trung Hải.

Đã di dời hơn 2.300 di dân khỏi 'Rừng Calais' Đã di dời hơn 2.300 di dân khỏi "Rừng Calais" Pháp tuyên bố hoàn tất chiến dịch dọn dẹp 'Rừng Calais' Pháp tuyên bố hoàn tất chiến dịch dọn dẹp "Rừng Calais" Pháp bứng người nhập cư khỏi rừng Calais Pháp bứng người nhập cư khỏi rừng Calais
PHÚC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp