18/11/2016 00:37 GMT+7

Tìm cơ hội hợp tác giáo dục với Nhật Bản

HÀ BÌNH thực hiện
HÀ BÌNH thực hiện

TTO - Từ 13g-16g hôm nay (18-11), hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản 2016” sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị GEM, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM.

Từ trái qua: Học sinh NGUYỄN HỮU NGHĨA (Ảnh: THẾ KIỆT), Thầy TRỊNH QUANG TRINH (Ảnh: THẾ KIỆT), Ông TRẦN THANH HẢI (Ảnh: N.T.).
Từ trái qua: Học sinh NGUYỄN HỮU NGHĨA (Ảnh: THẾ KIỆT), Thầy TRỊNH QUANG TRINH (Ảnh: THẾ KIỆT), Ông TRẦN THANH HẢI (Ảnh: N.T.).

Hội thảo do báo Tuổi Trẻ và báo Mainichi (Nhật Bản) tổ chức trong khuôn khổ “Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2016”.

Hội thảo là dịp để các cơ sở giáo dục từ Nhật Bản và Việt Nam trao đổi thông tin, tìm cơ hội hợp tác đào tạo giảng viên, trao đổi sinh viên. Dưới đây là ý kiến, kỳ vọng của học sinh, lãnh đạo nhà trường trước hội thảo.

Thầy TRỊNH QUANG TRINH (hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật, TP.HCM):

Mong tìm thêm đối tác

Nhiều học sinh trường tôi mong muốn sẽ được học tại các trường ĐH ở Nhật Bản. Chúng tôi đã làm việc với một số trường ĐH, tập đoàn giáo dục tại Nhật Bản. Những trường này sẽ hỗ trợ học sinh trường tôi về nâng cao khả năng tiếng Nhật, hỗ trợ kinh phí ăn ở trong quá trình học cho các em.

Ngược lại, các em tốt nghiệp có thể làm việc, đóng góp cho các tập đoàn đó và trả lại khoản tiền hỗ trợ trước đây. Tôi mong muốn qua hội thảo sẽ tìm thêm được nhiều đối tác, tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh của mình.

* Ông TRẦN THANH HẢI (hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông):

Tăng cơ hội việc làm cho người học tiếng Nhật

Trường CĐ Viễn Đông liên kết với Trường CĐ ôtô Nakanihon (Nagoya, Nhật Bản) từ năm 2014. Hai bên đã thống nhất tháng 4-2017 trường tôi sẽ đưa hai giảng viên ngành ôtô sang thực tập sinh loại ôtô điện, ôtô hybrib tại Trường CĐ Nakanihon.

Và trong năm 2017, chúng tôi sẽ đưa sinh viên sang vừa làm vừa học tại Trường CĐ Nakanihon trong 1,5 năm để lấy bằng kỹ sư ôtô toàn cầu (do Nhật cấp bằng, được công nhận toàn nước Nhật). Chúng tôi chọn liên kết với Nhật Bản vì đây luôn là điểm đến thu hút du học sinh. Yếu tố địa chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay cũng là chất xúc tác để các chương trình liên kết dễ thành công.

Tuy tiềm năng nhiều nhưng khả năng đáp ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Nhật hay tại Việt Nam còn hạn chế.

Lý do cơ bản đầu tiên là tiếng Nhật. Bộ chữ cái Kanzi, tính tượng hình và tính phổ quát của tiếng Nhật (so với tiếng Anh) trên thế giới đòi hỏi Chính phủ Nhật, doanh nghiệp Nhật cần hỗ trợ thêm cho người học, nếu xét đến chi phí cơ hội của người học.

Thứ hai, triển vọng việc làm và thu nhập cho người biết tiếng Nhật chưa được phổ quát rộng như khu vực nói tiếng Anh.

Do đó, Hiệp hội Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng cần sát cánh với những cơ sở đào tạo Nhật Bản để cùng tạo thêm sức mạnh cho người học và nguồn lao động cho doanh nghiệp Nhật Bản sau này.

Tôi mong hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản 2016” sẽ bàn đến giải pháp nâng hỗ trợ, tăng cơ hội việc làm cho người học và tốt nghiệp các ngành nghề bằng tiếng Nhật.

Học sinh NGUYỄN HỮU NGHĨA (Trường THPT Việt Nhật, TP.HCM):

Chủ yếu tự tìm thông tin du học

Cách đây khá lâu tôi đã tìm hiểu về nền giáo dục và du học Nhật Bản. Tôi thấy giáo dục Nhật Bản là một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới.

Tôi ước mong được đi du học Nhật Bản để rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ học vấn và biến những ước mơ thuở bé của tôi thành hiện thực. Tuy nhiên, lâu nay tôi chủ yếu tự tìm thông tin du học Nhật qua bạn bè giới thiệu và qua những trang web tự tìm được.

Tôi mong hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản 2016” sẽ giúp tôi và những bạn có ý định du học Nhật biết thêm thông tin, mô hình giáo dục cũng như văn hóa Nhật Bản... để chuẩn bị cho việc du học.

HÀ BÌNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp