12/10/2012 07:01 GMT+7

Tiểu thương than phiền nhà sản xuất

DŨNG TUẤN
DŨNG TUẤN

TT - Tham dự buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ “Người bán hàng số 1” (thuộc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao) mới đây, chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng - tiểu thương chợ Rạch Ông (Q.8, TP.HCM) - cho biết rất vui khi CLB này ra đời, vì hi vọng tiếng nói của tiểu thương sẽ được các doanh nghiệp lắng nghe.

Nhưng chia sẻ tại buổi lễ, chị Hồng cho biết rất tâm tư với cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp của không ít doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp hàng “chất lượng cao”...

8NawkHoC.jpgPhóng to
Tiểu thương tham quan dây chuyền sản xuất nước giải khát tại Công ty TNHH Tân Quang Minh, Bidrico và trao đổi với các thành viên ban chủ nhiệm CLB Người bán hàng số 1 - Ảnh: THANH ĐẠM

“Đối với ai không biết, nhưng với tui hàng Việt mình vẫn là số 1” - chị Hồng khẳng định. Ở cửa hàng của chị, quầy kệ, trưng bày hàng hóa trong nước vẫn được ưu tiên nhất. Sản phẩm nào chất lượng, được người dân tin dùng chị đều nhập về hết, bất kể thương hiệu lớn nhỏ. Thế nhưng hơn mười năm kinh doanh tạp phô ở chợ Rạch Ông, hầu như năm nào cũng có những khúc mắc nhưng doanh nghiệp không giải quyết khiến tiểu thương, người tiêu dùng như chị chưa thật sự hài lòng.

Chỉ mới đây thôi, chị nhập lô sữa của một hãng nổi tiếng về bán. Sau khi mua sản phẩm này tại cửa hàng của chị, khách đã quay lại đòi đổi hàng khác vì sữa nổi váng, có vị chua. “Để không mất khách thì tui phải đổi thôi” - chị phân trần. Thế nhưng khi đem khiếu nại này tới hãng sữa thì “được nghe giải thích và hẹn tới hẹn lui mãi vẫn không chịu đổi hàng” - chị bức xúc.

Trường hợp tương tự là thùng nước mắm của một doanh nghiệp được chị nhập từ đại lý phân phối về bán lẻ cho người tiêu dùng. Nhưng vừa khui ra thì toàn bộ chai nước nắm đều bị xé một góc tem, nhãn ở cùng một vị trí. Nghi ngờ có lỗi sản xuất, chị liền gọi điện thoại trực tiếp đến hãng thì nhận được câu trả lời: “Do lỗi vận chuyển và lỗi...không kiểm tra hàng kỹ” trước khi mua. Khi chị làm dữ, nhà sản xuất mới cử nhân viên kiểm tra. “Nhưng kiểm tra tới lui thì lỗi vẫn thuộc về tôi” - chị nói.

Việc giải quyết những sự cố này thật ra chẳng phải là chuyện khó khăn gì với các doanh nghiệp. “Nếu có thiện chí, hãng sữa cứ bù hàng cho người bán chúng tôi trước, sau đó đem đi kiểm tra, kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân đâu có muộn. Còn thùng nước mắm bị hư tem nhãn, nhà sản xuất chỉ cần đổi cho tiểu thương một thùng hàng mới, mọi người vui vẻ chứ đâu có mất mát gì mà ngồi đổ lỗi cho nhau” - chị Hồng chia sẻ. Theo chị Hồng, điều đáng buồn hơn là tiểu thương ít khi nhận được lời xin lỗi từ các hãng sản xuất. “Dù đúng sai thế nào, sản phẩm của anh đưa đến tay người tiêu dùng mà có lỗi, không xài được, trước tiên doanh nghiệp phải nhận lỗi chứ!” - chị nói.

Chị Hồng chia sẻ thêm hàng hóa từ các nước bắt đầu đua nhau “xâm lấn” thị trường Việt, vì vậy để bảo vệ hàng Việt không thể chỉ kêu gọi người tiêu dùng, tiểu thương có ý thức hơn mà chính các doanh nghiệp cũng phải tự “chuyển mình” thay đổi từng việc nhỏ nhất để người mua tiếp tục tin tưởng hàng hóa trong nước, và quan trọng là xứng đáng với danh hiệu “chất lượng cao” được dán trang trọng trên nhãn mác từng sản phẩm.

DŨNG TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp