Tiểu thương ngành hàng tươi sống ở chợ truyền thống sẽ có thêm kênh bán hàng online - Ảnh: MAI HƯƠNG
Theo bà Nguyễn Thái Hải Vân, giám đốc điều hành Grab Việt Nam, đây là dự án số hóa chợ truyền thống, hỗ trợ các tiểu thương ở chợ chuyển sang kinh doanh trên nền tảng online, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới.
Việt Nam là nước thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á mà sáng kiến này được triển khai sau Malaysia và Indonesia.
Với hình thức này, tiểu thương có thể mở sạp online trên GrabMart, từ đó tiếp cận với nền tảng khách hàng rộng lớn cũng như mạng lưới giao hàng có sẵn trong hệ sinh thái của Grab. Hãng cũng mong muốn thông qua dự án này có thể đưa chợ truyền thống đến gần hơn với người tiêu dùng trẻ.
Bà Hải Vân cho rằng chợ truyền thống và tiệm tạp hóa đang chiếm hơn 75% thị phần thị trường bán lẻ, đáp ứng nhu cầu mua sắm thực phần phần lớn của người dân. Tuy nhiên, các tiểu thương ở chợ lại đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Việc hỗ trợ tiểu thương tại các chợ chuyển hoạt động kinh doanh lên nền tảng online của GrabMart, giúp họ có thể tiếp cận được lượng khách hàng mới và tận dụng nền tảng giao hàng rộng khắp của Grab, duy trì hoạt động kinh doanh trong xu hướng tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ.
Đại diện Grab Việt Nam cũng nhận định khó khăn lớn nhất khi triển khai số hóa ở chợ truyền thống là năng lực công nghệ cũng như mạng lưới người dùng, khả năng phân phối. Đây là lý do vì sao đã có một số dự án đưa chợ lên mạng trước đây nhưng chưa thành công.
Với tiểu thương, làm sao thuyết phục họ thay đổi cách thức kinh doanh, kỹ năng quản lý và cả vấn đề thanh toán, khi họ rất chuộng thanh toán bằng tiền mặt.
"Số hóa thì tiểu thương phải tiếp xúc công nghệ, đây là rào cản. Nhưng với ứng dụng của chúng tôi, tiểu thương cảm thấy dễ dàng quản lý hàng hóa trên ứng dụng di động có sẵn. Hệ sinh thái của Grab cũng sẵn sàng với số lượng người dùng đông đảo nên khả năng kéo khách, tăng đơn hàng cho tiểu thương rất lớn. Các dữ liệu có sẵn cho phép Grab hiểu rõ người dùng từ tần suất đi chợ, mật độ cư dân trong khu vực tiềm năng như thế nào", bà Hải Vân nói về triển vọng thành công của dự án.
Trong thời gian dịch vừa qua, tính năng đi chợ giùm đã được các nền tảng công nghệ phát triển, giải quyết tức thời nhu cầu của người dân, như be Đi chợ (của ứng dụng be), NowFresh (Foody), Chopp (Chopp.vn), Lomart (Loship)... Tuy vậy, các đối tác liên kết của những ứng dụng này là hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuỗi bán lẻ, siêu thị...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận