Dù tiểu hành tinh 99942 Apophis bay ngang Trái Đất ở cự ly rất gần, các nhà khoa học khẳng định nó không gây hại đến sự sống trên Trái Đất - Ảnh: Reuters
Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), năm 2029 một to bằng ngọn núi sẽ bay ngang ở cự ly rất gần, khoảng 30.600km, bằng 1/10 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.
Tiểu hành tinh này rộng 335m, có tên 99942 Apophis - được đặt tên theo thần chết mang hình hài một con rắn trong truyện cổ Ai Cập, thần Apophis.
Theo CNN, Apophis dự kiến bay ngang Trái đất vào ngày 13-4-2029. Các nhà khoa học trấn an nó sẽ không ảnh hưởng đến sự sống và con người trên Trái đất.
Việc các thiên thạch hay tiểu hành tinh bay ngang Trái đất ở cự ly tương tự không phải là mới, song lớn bằng 99942 Apophis thì lại rất hiếm.
"Việc Apophis đến gần vào năm 2029 là một cơ hội kinh ngạc cho giới khoa học", Marina Brozović - nhà khoa học radar tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California - cho biết trong cuộc họp báo của NASA.
Ảnh minh họa đường bay của tiểu hành tinh 99942 Apophis khi tiếp cận Trái Đất ở cự ly 30.600m bằng 1/10 khoảng cách đến Trái đất - Ảnh: CNN
"Chúng tôi sẽ quan sát tiểu hành tinh này bằng cả kính viễn vọng quang học và rađa. Với rađa, chúng tôi có thể thấy được những chi tiết có kích thước chỉ vài mét trên nó", bà khẳng định.
Các nhà khoa học cho biết người dân có thể quan sát 99942 Apophis bằng mắt thường, khi đó nó như một điểm sáng trên bầu trời.
Theo NASA, Apophis sẽ bay gần Trái đất nhất khi qua Đại Tây Dương, đây cũng là thời điểm dễ quan sát nhất. Sau đó Apophis sẽ bay vào vùng trời sáng và không thể quan sát.
Quan trọng hơn, các nhà khoa học khẳng định việc nghiên cứu Apophis sẽ giúp chúng ta hiểu thêm khoảng 2.000 thiên thạch và tiểu hành tinh hiện được cho là mối nguy hại với Trái đất, qua đó giúp bảo vệ Trái đất tốt hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận