31/12/2014 06:00 GMT+7

Cháy, những cách giúp tránh ngạt

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY

TTO - Sáu nạn nhân chết cháy mới đây khiến dư luận chưa hết bàng hoàng. Nhiều bạn đọc hỏi có những cách nào phòng ngừa hoặc xử lý tình huống khi xảy cháy?

Những chiếc máy may, dàn khung treo vải đều bị cháy đen chỉ còn trơ lại khung sắt trong vụ cháy ở Hải Phòng rạng sáng ngày 29-12- Ảnh: Thân Hoàng

Làm thế nào để thoát khỏi đám cháy nguy hiểm? Những cách giúp bớt ngạt? Người già, trẻ em nên thoát hiểm ra sao?...

TTO đã đặt câu hỏi này với các chuyên gia huấn luyện về kỹ năng sống và phòng cháy chữa cháy.

Đầu tiên phải bình tĩnh

"Trên 80% các nạn nhân của các vụ cháy là do ngạt khói", ông Danh Luân, giảng viên trường ĐH Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, nói.

>> Ông Danh Luân 

“Điều quan trọng đầu tiên là phải bình tĩnh”, ông Danh Luân chia sẻ khi nói về những điều cần chuẩn bị khi thoát hiểm.

>> Ông Danh Luân 

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Đào Lê Hòa An, phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt, cho rằng mỗi người nên có sự chuẩn bị về những điều cần làm trước những tình huống nguy hiểm, bởi các tình huống này có thể ập đến bất cứ lúc nào.

>> Ông Đào Lê Hòa An

Phải bảo vệ cơ quan hô hấp

"Trong tất cả các trường hợp, mọi người phải cố gắng bảo vệ được cơ quan hô hấp của mình, tránh hít phải khói, khí độc", ông Danh Luân khuyên.

“Chúng ta có thể sử dụng khăn mặt ướt, bịt vào mũi và miệng. Nếu gia đình nào có trang bị mặt nạ phòng độc thì cũng có thể sử dụng. Nên di chuyển thấp người, men theo tường. Trong trường hợp ngọn lửa bao phủ tầng trệt thì cố gắng di chuyển lên tầng cao nhất. Nếu ngọn lửa bao phủ hành lang trước phòng thì hãy đóng cửa, lấy mùng, mền nhúng nước chèn vào khe cửa”, ông Danh Luân đưa ra chỉ dẫn cụ thể.

>> Ông Danh Luân 

Ông Danh Luân khuyên: Đối với người già và trẻ em, sức khỏe có phần hạn chế hơn thanh niên, người trung niên, nên trong quá trình di chuyển phải đặc biệt chú trọng cơ quan hô hấp của mình.

Nếu bắt buộc phải băng qua lửa thì có thể dùng mùng, mền nhúng nước, trùm lên cơ thể, di chuyển cúi thấp người băng qua lửa. Nếu không may lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.

>> Ông Danh Luân 

Khi nạn nhân được đưa ra ngoài hoặc chạy được ra ngoài, hai bước sơ cứu quan trọng cần làm ngay là hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

>> Ông Danh Luân 

Ông Danh Luân cũng đưa ra một số lời khuyên trong quá trình sinh hoạt của người dân để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cũng như có sự chuẩn bị tốt để phòng chống cháy nổ.

“Các gia đình nên trang bị mặt nạ phòng độc, trước cửa bếp nên có 1 chiếc bình chữa cháy. Các chung cư cao tầng nên trang bị dây hạ chậm để thoát xuống mặt đất an toàn”, ông Luân nói.

>> Ông Danh Luân 

Dịp cuối năm, mọi người thường dự trữ hàng khá nhiều và tận dụng mọi ngõ ngách trong nhà để chất hàng.

“Lời khuyên của chúng tôi là hãy đặt hàng hóa ngăn nắp. Nếu có thể thuê kho trữ hàng thì nên làm để tránh trường hợp hàng hóa bịt đường thoát nạn”, ông Luân nói.

>> Ông Danh Luân 

Theo ông Luân, các trường học nên cho các em học sinh có những buổi ngoại khóa tại các đơn vị phòng cháy chữa cháy, cho các em tham gia các lớp kỹ năng sống và kỹ năng phòng vệ thông minh.

Tại Hà Nội, trường ĐH Phòng cháy chữa cháy đã phối hợp với các trường tiểu học có những buổi dạy kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ thông minh, giúp các em biết xử trí khi xảy ra sự cố cháy nổ trong gia đình, ông Danh Luân chia sẻ thêm.

Nên có lối thoát hiểm

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Huấn, Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đương Đại cho biết khi xây nhà, người thiết kế, chủ đầu tư và chủ nhà phải ý thức và tính toán vấn đề cửa thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. 

“Ngoài lối ra vào chính thì nên có lối thoát hiểm phụ, kể cả với nhà ống và nhà có diện tích nhỏ” -  ông Huấn nói.

>> KTS Nguyễn Quang Huấn 

Theo ông Huấn, khi xảy ra cháy nổ thì điện cũng thường gặp sự cố, trong khi đó, nhiều gia đình thường sử dụng cửa cuốn bằng điện. 

“Do đó cũng phải cân nhắc tạo lớp cửa bảo vệ bên ngoài cơ động hơn, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ chạy bằng điện. Tôi đã thử kéo bằng tay nhưng rất chậm”, ông Huấn chia sẻ.

Hiện trường vụ cháy sáng 29-12 tại Bình Dương - Ảnh: Xuân An

Theo thượng tá Huỳnh Ngọc Quang - trưởng phòng hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy của Cảnh sát PCCC TP.HCM, người dân hay sử dụng chính ngôi nhà mình đang ở để buôn bán, cho thuê kinh doanh là vi phạm Luật nhà ở, không an toàn về phòng chống cháy nổ.

KTS Nguyễn Quang Huấn cho biết nhiều gia đình ở Việt Nam sử dụng nhà ở để chứa những vật liệu kinh doanh, trong đó có những thứ rất dễ cháy như vải. 

“Nên chăng là khi phát sinh nhu cầu cần đặt để những vật liệu dễ cháy trong nhà thì người dân phải đến gặp các nhà chuyên môn, các cơ sở phòng cháy chữa cháy để họ có biện pháp thiết kế cụ thể, như khu vực đặt để, vật liệu sử dụng chống cháy, hệ thống báo khói…, để khi có vấn đề xảy ra sẽ có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả”, ông Huấn bày tỏ.

 

 

 

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp