07/06/2015 06:00 GMT+7

Tiêu điểm: Bạn có phải là người ghiền facebook khi đang làm việc?

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG

TTO - Có 2/5 nhân viên dùng mạng xã hội (MXH) vào những việc riêng ngay tại công sở là kết quả khảo sát được công bố vào đầu tháng 6-2015.

Ảnh minh họa

Có 2/5 nhân viên dùng mạng xã hội (MXH) vào những việc riêng ngay tại công sở là kết quả khảo sát được công bố vào đầu tháng 6-2015.

Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia trả lời của 1.580 người tại 11 quốc gia trên thế giới do công ty bảo mật Blue Coat Systems kết hợp cùng công ty khảo sát thị trường Vanson Bourne thực hiện. 

Nhiều người cho rằng con số này thực tế ở Việt Nam còn cao hơn thế.

Mở sẵn, vài phút thì "nhảy" vào một lần

Chia sẻ với TTO, chị Kim Ngân - nhân viên kế toán (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Ở cơ quan mình hầu như ai cũng dùng Facebook trong giờ làm. Nhiều người có thói quen khi vừa đến cơ quan, mở máy tính xong là bật ngay Facebook, thậm chí là chat Skype rồi thu nhỏ để đó. Vài phút lại nhấp vào một lần để xem có gì mới không”.

Bạn đọc Lê Hoàng Lộc cho rằng con số 2/5 chỉ thể hiện mức trung bình, ở Việt Nam còn có thể cao hơn. Anh Lộc giải thích: “Bản thân cũng là nhân viên văn phòng nên mình thấy thực tế là như vậy. Có người còn chụp ảnh chỗ làm việc đăng lên Facebook”.

Anh Mạnh Đình (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang làm công tác giảng dạy cho rằng trong xã hội hiện đại, xung quanh mỗi người có rất nhiều mối quan hệ, vì vậy nhu cầu muốn biết sự quan tâm của người khác dành cho mình thể hiện qua MXH là điều hợp lý, đó cũng là lý do khiến nhiều người dù biết mình “nghiện” MXH nhưng không thoát ra được. Tuy nhiên, anh Đình nhấn mạnh việc sử dụng MXH trong giờ làm việc sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả công việc. 

Anh Đình cho biết: “Nguyên nhân ảnh hưởng không phải ở việc tốn vài giây để lướt Facebook hay kiểm tra hộp thông báo mà đó sự gián đoạn suy nghĩ, khó tập trung".

>> Anh Mạnh Đình

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, anh Đình cho rằng sử dụng MXH trong giờ làm việc sẽ có lợi khi nó trở thành một phần của công việc, là công cụ cho truyền thông, marketing, quảng cáo hoặc bán hàng online.

“Bản thân tôi chưa bao giờ sử dụng MXH trong giờ làm việc, một mặt là vì tính chất công việc, mặt khác vì tôi nghĩ khi đã làm việc cần phải tập trung cao độ chứ không phải là thời gian để check notification (kiểm tra hộp thông báo) của MXH”, anh Đình nói.

>> Anh Mạnh Đình 

Nhiều nhân viên có cách “đánh lừa” cấp trên bằng việc mở Facebook hiển thị trang của công ty nhưng lại nói chuyện với bạn bè ở khung chat, đến khi không có ai kiểm soát thì nhanh tay “click” trở về trang cá nhân.

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến thần kinh, giảm hiệu quả lao động

Thạc sĩ, bác sĩ (BS) Cao Xuân Minh - Giám đốc phòng khám đa khoa Ngọc Minh (Q.11, TP.HCM) khẳng định việc sử dụng MXH trong giờ làm việc, nếu nghiện quá nặng nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh của chính nhân viên sử dụng mà còn làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất của cơ quan.

BS Minh phân tích: "Khi bị ngắt quãng liên tục vì sử dụng MXH dễ dẫn đến những sai sót trong công việc hoặc thực hiện sai quy trình cần thiết".

Nghiêm trọng hơn, ngồi trước máy tính càng lâu thì áp lực càng lớn, ảnh hưởng càng nhiều đến sức khỏe thần kinh. Bởi, thay vì trong quá trình làm việc, cơ thể mỗi người cần có những khoảng ngắn để nghỉ ngơi, thư giãn thì nay lại phải tiếp tục tiếp thu thêm một lượng thông tin nhất định từ MXH khiếp áp lực công việc không những không được giảm bớt mà lại tăng thêm. 

Ngoài ra, việc nhìn vào màn hình điện tử liên tục rất hại cho mắt. Điều này cũng tương tự nếu sử dụng MXH thông qua điện thoại di động.

Bên cạnh đó, khi tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn để truy cập MXH sẽ khiến bản thân nhân viên thay vì đi lại, vận động cơ thể thì ngồi một chỗ tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý về xương khớp.

>> BS Cao Xuân Minh

Cấm dùng MXH để bảo đảm bảo mật

Theo số liệu từ cuộc thăm dò 9.908 nhân viên của Ipsos Public Affairs và Microsoft năm 2013, có khoảng 46% nhân viên trong lĩnh vực thông tin cho rằng sử dụng MXH và các công cụ liên quan giúp họ tăng năng suất làm việc, trong khi 9% nói rằng làm giảm năng suất.

Nhân viên trong các công ty tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sử dụng các công cụ mạng xã hội nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ Latinh và châu Âu. 

Một nghiên cứu khác của VitalSmarts thực hiện năm 2014 cho thấy 48% các tổ chức không khuyến khích sử dụng MXH ở nơi làm việc. Tuy nhiên, có đến 61% nhân viên cho rằng MXH cải thiện mối quan hệ trong công việc của họ.

Anh T. - trưởng phòng hành chính nhân sự của một công ty ở TP.HCM cho biết cơ quan có quy định không cho phép nhân viên sử dụng MXH trong giờ làm việc. 

Theo chuyên viên này, lý do của quy định trên là để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin, dữ liệu nội bộ và tránh làm giảm năng suất lao động của nhân viên cũng như lo ngại về việc đăng tải những hình ảnh có thể làm ảnh hưởng đến công ty. 

Anh T. cũng cho biết thêm, chỉ ở một số cơ quan hoặc phòng ban đặc thù như Công nghệ thông tin, PR-Marketing thì việc sử dụng MXH được cho phép. 

Theo bác sĩ Minh, mỗi công ty cần có nhiều biện pháp để hạn chế việc nhân viên sử dụng MXH vào việc riêng trong giờ làm việc như đưa quy định này vào nội quy chung của cơ quan hoặc dùng kĩ thuật riêng để chặn các hướng truy cập vào những trang MXH trong giờ làm việc.

>> BS Cao Xuân Minh

Về phía các nhân viên, phải tự nhận thức được trách nhiệm của mình. Bác sĩ Minh cho biết, ở các nước phát triển, nhân viên có tinh thần tự giác rất cao, tác phong công nghiệp, giờ nào việc đó nên mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

Làm gì để "cai"?

Theo BS Cao Xuân Minh, có những bước giúp “cai nghiện” MXH như xóa ứng dụng MXH trên các thiết bị di động, tự nhắc nhở bản thân từ bỏ thói quen cập nhật MXH liên tục, hạn chế việc đăng trạng trái, hình ảnh mọi lúc mọi nơi, tạm khóa tài khoản…

>> BS Cao Xuân Minh

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp