Tiêu bản rùa Hồ Gươm đang được đặt tại nhà trưng bày tiêu bản rùa tại đền Ngọc Sơn, đặt cạnh mẫu vật rùa thứ nhất. Tiêu bản được các nhà khoa học, khách tham quan đánh giá giữ nguyên thần thái rùa Hồ Gươm khi còn sống.
Mẫu vật rùa Hồ Gươm được chế tác bằng phương pháp nhựa hóa do hai chuyên gia về chế tác mẫu vật của Đức sang chuyển giao công nghệ và trực tiếp chế tác.
Phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống có độ bền cao.
Sau khi hoàn thành, mẫu rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2m, rộng 1,1m.
Các bộ phận như xương, diềm mai, tứ chi, bộ phận sinh sản… của rùa đều được giữ nguyên
Quá trình chế tác đòi hỏi sự tỉ mỉ cần trọng, trong đó chế tác mắt rùa là khâu khó nhất vì mắt thể hiện hồn của mẫu vật.
Các vết sẹo trên mai...
,,, và chân rùa trước khi chết cũng được giữ nguyên trạng.
Tủ trưng bày được làm bằng gỗ hương đỏ, có chạm khắc tinh xảo bao quanh lớp tủ kính sử dụng loại kính chịu lực 2 lớp, siêu trong, chống phản xạ ánh đèn flash khi khách tham quan chụp ảnh... .
Rùa hồ Gươm có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt cực hiếm. Hiện nay còn rất ít trên thế giới. Ngày 16/3, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bàn giao tiêu bản rùa Hồ Gươm cho Sở VH&TT Hà Nội sau gần ba năm bảo quản, chế tác. Tiêu bản được đưa vào đền Ngọc Sơn phục vụ khách tham quan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận