27/10/2018 11:01 GMT+7

Tiết học bên gốc phượng

LÊ THỊ HỒNG ÁNH (ĐẮK LẮK)
LÊ THỊ HỒNG ÁNH (ĐẮK LẮK)

TTO - Đây là bài của người viết nhỏ tuổi nhất cuộc thi đến thời điểm này: tác giả đang học lớp 8, sinh năm 2005. Một câu chuyện rất học trò nhưng cũng rất thời sự và là vấn đề xã hội trăn trở.

Tiết học bên gốc phượng - Ảnh 1.

“Tôi thầm cảm ơn mẹ đã mở lối cho tôi. Mẹ đã cho tôi hiểu rằng: Con đường của tuổi trẻ là con đường học hành, trên con đường đó nhất định phải có hoa thơm và ánh nắng.

Tôi nghĩ bụng ngày mai sẽ là buổi học cuối cùng. Tôi chưa kịp nghĩ ra được mình sẽ làm gì sau đó, nhưng nếu không có buổi sáng hôm ấy thì có lẽ tôi đã gây ra cho mẹ và gia đình tôi một nỗi đau tột cùng...

"Đua" cùng bạn Hải Hà

Tôi sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống hiếu học. Suốt thời gian từ cấp I rồi lên cấp II, nhiệm vụ của tôi luôn là học và... chỉ có học. 

Với tôi, học là để có kiến thức, học để không thua kém bạn bè, học để vui lòng thầy cô, cha mẹ. Nhưng trên hết, học là để luôn đứng ở vị trí đầu của lớp!

Thế nhưng trong lớp tôi cũng có một bạn (tôi vẫn thường gọi là đối thủ ngang tài ngang sức) tên là Hải Hà, từ năm lớp 6 chúng tôi luôn cạnh tranh nhau từng con điểm. 

Chúng tôi đã cùng nhau ký vào một bản cam kết "cạnh tranh công bằng". Điểm kiểm tra của nó tôi thuộc làu trong đầu. Dĩ nhiên với tôi, nó cũng vậy.

Cả hai chúng tôi ai cũng muốn giành ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng của lớp, nhưng phải tuân thủ những yêu cầu trong bản cam kết hai đứa đã đưa ra: học thêm phải công khai và học cùng nhau, giờ kiểm tra trong tình huống nào cũng không nhìn tài liệu, không hỏi bài bạn. 

Thế là chúng tôi vùi đầu vào việc học. Bất kể nắng mưa, ốm đau hay bận tham gia các hoạt động khác của nhà trường, tôi và nó đều học bù cho kịp.

Mẹ thấy tôi học nhiều thì rất vui và thường hay khen tôi ra mặt. Điều đó càng giúp tôi có thêm động lực để học. 

Mặc cho mấy đứa bạn trong lớp trêu đùa gọi tôi là "con mọt sách", tôi mặc kệ. Cuối năm lớp 6, tôi hãnh diện vì đứng đầu lớp, vượt lên đứa bạn "cứng đầu" của tôi... 0,1 điểm. 

Ba thưởng cho tôi chiếc xe đạp điện. Tôi thấy vui vì đã... thắng cô bạn "đối thủ đáng gờm" bao nhiêu năm. Ba xoa đầu tôi: "Ba tự hào về con lắm. Cố gắng lên nghe con!".

Bài thi môn lịch sử 4,5 điểm!...

Cuối học kỳ 1 năm lớp 7, tôi vẫn hơn nó 0,1 điểm tổng kết. Điểm số vẫn rất cao (9,6 điểm toàn môn), nhưng lần này tôi không còn thấy vui mà thay vào đó là cảm giác lo lắng, mệt mỏi. 

Dường như thấy được sự khác thường của tôi, mẹ có mấy lần hỏi thăm, dò xét nhưng tôi quanh co giấu giếm. Cho đến một hôm, bài kiểm tra một tiết môn lịch sử của tôi bị 4,5 điểm!

Khỏi phải nói, lũ bạn nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên như thể tôi là người trên trời rơi xuống. 

Còn Hải Hà ư? Chắc là nó vui như mở cờ trong bụng. Nó đưa mắt liếc tôi một cái, rồi xoay một vòng, nở một nụ cười trên nỗi đau khổ của tôi. 

Thế nhưng lúc đó, người tôi nghĩ đến không phải là nó hay lũ bạn, mà là một người khác, người mà tôi vô cùng yêu thương và trân quý, đó là mẹ tôi... 

Tôi tưởng tượng ra đủ kiểu thái độ khi mẹ biết được điểm bài kiểm tra môn lịch sử hôm ấy. Phải làm sao đây? Tôi phải làm gì? Nói gì với mẹ?... Đó là những câu hỏi chiếm lấy tâm trí tôi mấy hôm liền.

Thời gian cứ trôi qua trong não nề. Mẹ vẫn hằng đêm mang lên phòng tôi một ly sữa nóng với lời nhắc nhở: "Học bài xong thì đi ngủ sớm nghe con!" và không quên đặt một nụ hôn dịu dàng lên trán tôi. 

Tôi chỉ muốn ôm mẹ thật chặt, khóc thật to và nói hết cho mẹ nghe nỗi lòng của mình, nhưng tôi không làm được. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng.

Đêm đó, tôi không học bài. Tôi viết cho mẹ một lá thư đẫm nước mắt với lời lẽ bi quan và chán nản. 

Cuối thư là lời xin lỗi kèm theo bài kiểm tra 4,5 điểm, rồi lặng lẽ đặt vào giỏ xách đi làm của mẹ. Tôi nghĩ bụng ngày mai sẽ là buổi học cuối cùng. 

Tôi chưa kịp nghĩ ra được mình sẽ làm gì sau đó, nhưng nếu không có buổi sáng hôm ấy thì có lẽ tôi đã gây ra cho mẹ và gia đình tôi một nỗi đau tột cùng.

Con đường học hành phải có hoa thơm và ánh nắng

Buổi sáng hôm đó, tôi viện lý do để lẩn tránh mẹ, tránh không cho mẹ nhìn thấy đôi mắt thâm quầng và vẻ mệt mỏi của tôi. Tôi đến trường trong nỗi cô đơn và nhạt nhòa cảm xúc. 

Xung quanh tôi là tiếng cười nói râm ran, những sắc màu của tường rêu và cây cối, nhưng trong tôi chỉ còn lại một gam màu u ám, đơn điệu. 

Vẫn lối đi cũ, chỗ ngồi cũ, bạn cũ, nhưng tôi thấy mình cô đơn, lạc lõng. Cô giáo đang say sưa giảng bài có lẽ cũng không chú ý đến tâm trạng đó của tôi.

Rồi mẹ xuất hiện ở cửa lớp, xin phép cô giáo cho gặp tôi. Thấy mẹ, tôi vừa mừng vừa lo sợ. Bước chân ra cửa lớp, mẹ giơ tay đón lấy tay tôi, tôi cảm thấy một luồng hơi ấm đang thấm dần vào da thịt, mẹ dìu tôi ra gốc phượng già cuối dãy lớp, dang tay ôm chặt tôi vào lòng. 

Mẹ nói trong nước mắt: "Mẹ không cần điểm số, mà chỉ cần con vui vẻ và hạnh phúc. 

Con biết không, hai chị em con mới là món quà vô giá của mẹ. Tiền tài, vật chất có thể mất đi, nhưng để mất nụ cười trên môi con mới là nỗi đau đớn vô biên trong lòng mẹ. Hứa với mẹ đi con gái: Hãy buông bỏ những suy nghĩ tàn nhẫn trong lòng con".

Hai mẹ con tôi tâm sự cùng nhau đến hết tiết học. Trên cao, bác phượng già dang những cánh tay mềm mại che nắng cho chúng tôi. 

Giờ học đó thật đặc biệt, không có bảng đen phấn trắng, không có phòng học tươm tất, không có bạn bè sách vở, chỉ có mẹ và tôi dưới gốc phượng già, xung quanh là lởm chởm rễ cây và lá khô.

Giờ học hôm đó tôi không học kiến thức trong sách vở, nhưng tôi học được bài học lớn về giá trị sống của cuộc đời.

Với tôi, đó là khoảnh khắc đáng nhớ, khoảnh khắc đó như một liều thuốc đặc trị căn bệnh cố chấp của tôi. Để rồi hai tiết cuối của buổi học hôm đó trôi qua trong tôi thật dễ chịu. Ánh nắng lên đến đỉnh đầu, nhưng tôi không còn thấy oi bức và ngột ngạt.

Tôi thầm cảm ơn mẹ đã mở lối cho tôi. Mẹ đã cho tôi hiểu rằng: Con đường của tuổi trẻ là con đường học hành, trên con đường đó nhất định phải có hoa thơm và ánh nắng, tôi sẽ rũ bỏ hết những áp lực không đáng có, tự hứa với lòng mình sẽ buông bỏ hết những cố chấp, phiền muộn để tận hưởng hương vị ngọt ngào của tuổi thơ. 

Bởi cuộc đời vốn dĩ ai cũng chỉ một lần được sống, hãy sống sao để khỏi phải xót xa ân hận về sau.

Ai chở mùa hè đi đâu rồi...

Hè đến, trời nóng bức như cái lò nung, nhưng tôi không có thời gian nghỉ ngơi như những đứa bạn cùng trang lứa. Tôi tranh thủ cùng mẹ và em về thăm bà ngoại có mấy ngày.

Trong những ngày đó, tôi dành phần lớn thời gian ở bên bà nên cũng chẳng đi đâu nhiều.

Không có thời gian tụ tập cùng lũ trẻ ở quê trong những đêm trăng bên chị Hằng và chú Cuội. Không được thả hồn mình vào những buổi chiều lộng gió trên cánh đồng xanh thẳm để vi vu dưới cánh diều như trong những lời văn tôi vẫn làm trên lớp.

Nghĩ đến cái tên Hải Hà - con bạn thân từ thời tiểu học, một cái tên rất đẹp nhưng với tôi lúc đó chỉ có cảm xúc duy nhất là phải chiến thắng nó mà thôi.

Ngoài những lúc giải các bài tập toán - lý, tôi đọc và viết tiếng Anh, rồi "tụng kinh" các môn học thuộc lòng.

Hai tai tôi nhiều lúc ầm ù như có bầy ong làm tổ. Nhiều lúc tôi cảm thấy chán chường, áp lực. Cũng có khi tôi bi quan, sợ thua bạn ấy vô cùng.

Tuổi Trẻ phát động cuộc thi: Khoảnh khắc thay đổi đời tôi”

* Thể lệ:

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi bài viết qua email.

* Độ dài tối đa: 1.500 chữ.

* Tiêu chí:

Câu chuyện có thật, độc đáo, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động.

Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Cuối Tuần và Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn).

* Đối tượng dự thi:

Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ).

Mỗi tác giả gửi tối đa 2 bài.

* Giải thưởng:

Nhất: 30 triệu đồng.

Nhì: 20 triệu đồng.

Ba: 10 triệu đồng.

Và 3 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc:

Bắt đầu nhận bài thi từ ngày phát động. Kết thúc và trao thưởng vào tháng 12-2018.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam. Hoặc email: [email protected].

Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".

Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Cái chỉ tay của tôi

TTO - Người viết - một cô gái còn rất trẻ, sinh năm 1996. Từ năm 15 tuổi, cô bé non nớt đã bị người thân lạm dụng. Cô đã sợ hãi và một ngày, cô vượt qua nỗi sợ hãi - dù là một mình.

Tiết học bên gốc phượng - Ảnh 6.
LÊ THỊ HỒNG ÁNH (ĐẮK LẮK)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp