Đào Thị Hằng - "" hay "mắm Thuyền Nan" - nhận học bổng Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ mùa đầu tiên tại Quảng Trị năm 2004, nỗ lực học tiếng Anh để săn được học bổng du học thạc sĩ về phát triển bền vững tại Úc sau khi ra trường. Tốt nghiệp thạc sĩ, thay vì học tiếp tiến sĩ với một học bổng khác, Hằng chọn trở về nước để làm... mắm!

Thương hiệu "mắm Thuyền Nan" mấy năm trước tốn nhiều giấy mực báo chí, thậm chí VTV tại Huế còn làm phim về Hằng và được huy chương vàng tại liên hoan truyền hình toàn quốc.

Cứ nghĩ Hằng sẽ theo nghiệp "mắm" với nhiều ý tưởng độc đáo và sáng tạo, nhưng rồi sau khi ổn định thương hiệu "mắm Thuyền Nan", Hằng giao lại cơ sở cho bố mẹ và chuyển sang đi lập một "ngôi làng dạy tiếng Anh" giữa núi đồi thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông. Cũng là muốn được "truyền cảm hứng".

Tiếp sức đến trường: Con cá, chiếc cần câu và cảm hứng đi câu - Ảnh 1.

Trong một lần trò chuyện, Hằng nói: "Em thấy mọi người hay nói câu triết lý về "con cá và cần câu", đại ý là nên cho cần câu, quan trọng hơn là cho con cá, nhưng theo em, cho người ta cảm hứng để đi câu còn quan trọng hơn cả cho chiếc cần câu". Và công việc hiện tại của Hằng là dạy tiếng Anh ở làng Hama.

Tiếp sức đến trường: Con cá, chiếc cần câu và cảm hứng đi câu - Ảnh 2.

Hằng kể: "Hồi học thạc sĩ ở Úc về em rất tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình, chuyên đi dịch cabin các hội thảo trong nước. Dịch "cabin" được coi như một chỉ dấu về trình độ tiếng Anh.

Vậy mà hai năm sau, khi nhận học bổng "Global Change Leader" dành cho lãnh đạo nữ của Bộ Ngoại giao Canada, học ở Đại học Francis Xavier, khi sang đó học lại có cảm giác lớ ngớ như chưa từng học tiếng Anh bao giờ, phản ứng chậm chạp, mất gần hai tuần mới có thể hội nhập được".

Những kinh nghiệm về tiếng Anh trong khóa học đó càng thôi thúc Hằng dạy tiếng Anh theo kiểu của mình, dựa trên trải nghiệm của bản thân và đúc rút những điểm yếu chung nhất khi học tiếng Anh của học viên người Việt. Sau một thời gian mở lớp ở Bình Dương, đào tạo hàng chục khóa, Hằng phát hiện nhiều học viên lúc tốt nghiệp tiếng Anh kỹ năng rất tốt, nhưng sau khi quay về với công việc, một thời gian sau lại quay về với lối phát âm sai đã hình thành rất lâu trong quá trình học trước đó. Quá "đau đầu" với vấn nạn này, nhưng để khắc phục lỗi này cho học viên không phải dễ.

Trong một khóa tu thiền, vị thầy hướng dẫn nói với Hằng: "Các em bây giờ như hạt giống đã nảy mầm, những cái được học trong khóa tu này cần được duy trì đều đặn hằng ngày trong vài năm, như chăm cây con trong vườn ươm vậy.

Nếu không chăm sóc chu đáo liên tục, chắc chắn cây sẽ chết và các em phải gieo trồng lại từ đầu". Lời vị thiền sư dặn khiến Hằng như bừng tỉnh. Cô đã áp dụng lời dặn ấy vào việc mở những lớp học nội trú dài hạn hai năm kiểu "full-time", theo cách chăm cho cây non trưởng thành hẳn, đủ sức chống chọi với "dông bão".

Tiếp sức đến trường: Con cá, chiếc cần câu và cảm hứng đi câu - Ảnh 3.

Vì muốn có "vườn ươm" thực sự chăm sóc tốt những mầm non, trong một lần lên Gia Nghĩa, Hằng đã "dứt áo" với thị thành để mua một quả đồi lập làng Hama, một cách nói gọn từ "Hằng mắm".

Thời tiết trong lành, mát mẻ, không gian thoáng đãng, đất đai trù phú phì nhiêu. Những học viên theo Hằng tiếp tục lên đây "lập làng" học tiếng Anh cũng cùng nhau dẫy cỏ dựng nhà trồng hoa.

Tiếp sức đến trường: Con cá, chiếc cần câu và cảm hứng đi câu - Ảnh 4.

Giờ thì cơ ngơi của ngôi làng tiếng Anh này đã ổn, nhưng mấy năm trước khi mới khởi sự, thấy Hằng rời bỏ cả cơ ngơi lên lập nghiệp ở nơi rừng xa núi thẳm tít tắp Tây Nguyên không phải không có những ngăn cản, bởi thói thường ít ai lại chọn cho mình những lối đi khác biệt.

Và không chỉ học tiếng Anh, những học viên của làng Hama còn dành nhiều thời gian cho việc học yoga, tìm hiểu về thực dưỡng, học nhạc, dã ngoại, gặp gỡ những nhân vật truyền cảm hứng cho cộng đồng...

Ngoài việc hỗ trợ học bổng Tiếp sức đến trường đều đặn mỗi năm vài suất, điều quan trọng là Hằng đã truyền được cảm hứng học hành và hiện thực hóa ước mơ du học của nhiều thế hệ đàn em. Chọn tiếng Anh để "khởi nghiệp" nhưng đó cũng là yếu tố đầu tiên cho bất cứ ai muốn mở cánh cửa du học.

Và trong quá trình dạy học, triết lý giáo dục "Thân - Tâm - Trí" đã được Hằng chuyển tải đến học viên của mình để rồi sau khi rời Hama, hành trang của họ không chỉ là một thứ tiếng Anh nhuần nhuyễn, đúng chuẩn hay những kỹ năng sống, kỹ năng tự học mà còn mang khát vọng khám phá sau những đường chân trời.

Tiếp sức đến trường: Con cá, chiếc cần câu và cảm hứng đi câu - Ảnh 5.

Hằng (bìa trái) và các học viên tiếng Anh ở ngôi làng Hama

LÊ ĐỨC DỤC
KIỀU NHI & TƯỜNG VY
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp