06/10/2005 14:50 GMT+7

"Tiếp lửa" cho sân khấu tuồng

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Sau hơn 3 năm hoạt động trong hoàn cảnh... chưa bao giờ "loay hoay" như thế, dường như Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hoà đang bắt đầu một hướng đi mới với hy vọng có thể khởi đầu bằng quyết tâm "tiếp lửa" cho sân khấu tuồng.

xKapQDNS.jpgPhóng to

"Ông già cõng vợ đi xem hội" đã được "chuyển giao" cho Nhà hát NTTT Khánh Hoà

Sau hơn 3 năm hoạt động trong hoàn cảnh... chưa bao giờ "loay hoay" như thế, dường như Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hoà đang bắt đầu một hướng đi mới với hy vọng có thể khởi đầu bằng quyết tâm "tiếp lửa" cho sân khấu tuồng.

Thực trạng quá khó

Tháng 4-2002, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà ra đời bởi một quyết định hành chính khá... lạnh lùng: "Sáp nhập Đoàn Tuồng và Đoàn Dân ca kịch làm một!". Phía sau phép cộng giản đơn ấy là sự lắp ghép cơ học đầy khiên cưỡng, nhưng vì yêu nghề và nặng nợ với sân khấu nghệ thuật truyền thống nên những người nghệ sĩ chân chính ở đây đã cố gắng vượt lên hoàn cảnh để tồn tại.

Duy có điều, chiếc "ghế" giám đốc nhà hát mãi bị "treo" bởi lãnh đạo ngành VHTT địa phương cho rằng, cần thời gian "thử thách". Hơn 1.000 ngày trôi qua, giống như giàn nhạc không có người chỉ huy, 54 nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát tồn tại bằng cách vừa "biểu diễn" vừa loay hoay tìm "đất diễn".

Nghệ sĩ Vũ Tiến Thêm tâm sự: "Bây giờ, ở thành phố không mấy ai tha thiết xem tuồng hoặc nghe hát dân ca; chỉ những diễn viên trẻ, có thanh, có sắc mới tìm được show phục vụ khách du lịch. Hầu hết nghệ sĩ của nhà hát đều ở độ tuổi 30 - 40, anh chị em rất tha thiết với nghề, nhưng diễn bằng năng khiếu là chính vì rất ít người được đào tạo chính quy".

"Đất diễn" bị thu hẹp, đời sống nghệ sĩ ngày càng khó khăn, đó là lý do suốt bao năm qua nhà hát không đào tạo được lớp diễn viên trẻ và cũng không có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng nghệ thuật. Các nghệ sĩ cho biết, dàn dựng vở mới chủ yếu là để đi dự hội thi, hội diễn và phục vụ những ngày lễ lớn.

Hy vọng vào du khách!

Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn ấy, lãnh đạo Nhà hát Nghệ thuật truyền thống đã thử nghiệm tìm lối ra bằng cách dàn dựng các trích đoạn tuồng, trò chơi dân gian để biểu diễn phục vụ khách du lịch. Một đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai từ giữa năm 2004, nhưng xem ra ngành du lịch chưa thực sự quan tâm, phối hợp nên các nghệ sĩ vẫn chưa thoát khỏi cảnh "ăn đong".

Phải chăng chất lượng nghệ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả? "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" - lãnh đạo nhà hát quyết định gấp rút củng cố lực lượng để "tiếp lửa" cho sân khấu tuồng.

Kế hoạch này chính thức được triển khai từ đầu tháng 9-2005, cùng một lúc nhà hát mời NSND Đàm Liên và NSND Đình Bôi vào Nha Trang truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ. Sau đúng một tháng, lần đầu tiên những trích đoạn tuồng kinh điển và nổi tiếng xuất hiện trên sân khấu.

NSND Đàm Liên vui mừng nhận xét: "Các em rất yêu nghề, say mê học hỏi, thầy và trò đã làm việc không kể ngày, đêm. Rất mừng là kết quả thành công ngoài trông đợi". NS Vũ Tiến Thêm hy vọng: "Rồi đây, sân khấu này sẽ là địa chỉ dừng chân của du khách sau 1 ngày ghé thăm thành phố biển".

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp