Đây là ý tưởng mới được công bố trên Tạp chí Địa lý Thiên văn, của nhà nghiên cứu Hector Socas-Navarro, thuộc viện Vật lý Thiên văn Canary (IAC).
Tác giả Hector Socas-Navarro cũng thừa nhận rằng đã viết những giả thuyết này dựa trên cảm hứng từ những ý tưởng của Arthur C.Clarke, một trong những tác giả khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Ngay từ năm 1945, trong một bài báo của mình, tác giả Arthur C.Clarke đã đưa ra ý tưởng phóng các vệ tinh nhân tạo địa tĩnh bao quanh trái đất để tạo ra một mạng lưới viễn thông cho cả thế giới.
Cho đến nay, những điều ông tưởng tượng đã trở thành hiện thực, tại quỹ đạo cách trái đất 36.000 km đã có khoảng 400 vệ tinh hoạt động, tạo ra xương sống cho nền công nghệ viễn thông hiện đại và đang ngày càng được hoàn thiện hóa.
Cũng chính vì vậy, khu vực không gian này đã được mang tên "Clarke's Band" (Vành đai Clarke).
Xuất phát từ đây, theo nhà nghiên cứu Socas-Navarro, rất có thể một vành đai vệ tinh nhân tạo tương tự trong không gian sẽ chính là dấu hiện của một nền văn minh phát triển ở ngoài trái đất, một biểu hiện của sự sống.
Tuy nhiên, số vệ tinh tại khu vực "Clarke's Band" mới chỉ chiếm 30% tổng số vệ tinh ngoài trái đất.
Đa số các vệ tinh nhân tạo đang hoạt động ở khoảng cách gần hơn, chỉ khoảng 2.000 km cách bề mặt trái đất. Do vậy, rất khó để các nền văn minh ngoài trái đất (nếu có) có thể phát hiện và tiếp cận với loài người thông qua hệ thống này.
Theo tính toán giả lập của các nhà khoa học, từ nay đến năm 2200, rất có thể các nền văn minh ngoài trái đất sẽ phát hiện và tiếp cận được với nền văn minh con người khi mà số lượng vệ tinh đang tăng theo cấp số nhân trong vòng 15 năm tới.
Bên cạnh đó, các công nghệ viễn thám vũ trụ của loài người cũng sẽ được hiện đại hóa để có thể phát hiện ra khúc xạ ánh sáng từ các vật thể trong quỹ đạo.
Các nhà khoa học dự đoán các nền văn minh ngoài trái đất có thể có tới hàng tỷ vệ tinh đang hoạt động.
Tất cả các hy vọng kết nối với các nền văn minh ngoài trái đất đang được đặt vào các thế hệ kính viễn vọng hiện đại như James Webb của NASA hay kính quan sát thiên văn của Đài Quan sát Nam Âu (ESO) đặt tại dãy núi Andes thuộc Chile./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận