14/11/2017 08:45 GMT+7

Tiếp cận hàng hóa toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới

THẾ TRUNG
THẾ TRUNG

TTO - Đời sống của người dân ngày càng cao hơn thì nhu cầu tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm từ những công ty, tập đoàn toàn cầu cũng tăng theo.

Tiếp cận hàng hóa toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều người Việt chọn mua hàng nước ngoài qua thương mại điện tử

Đời sống của người dân ngày càng cao hơn thì nhu cầu tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm từ những công ty, tập đoàn toàn cầu cũng tăng theo. Trước đây, để thỏa mãn được nhu cầu này, người tiêu dùng Việt Nam thường phải mất thời gian chờ đợi rất lâu. 

Phổ biến nhất là chờ doanh nghiệp nào đó thực hiện nhập khẩu rồi tìm đến các điểm phân phối như cửa hàng, siêu thị để tìm mua. Người tiêu dùng ở tỉnh lẻ, nơi doanh nghiệp chưa có hệ thống phân phối, nhiều khi còn phải đến các thành phố lớn mới có thể mua được hàng.

Với cách mua hàng này, người tiêu dùng phải trả khá cao cho một sản phẩm từ nước ngoài, bởi ngoài giá bán sản phẩm, còn các khoản thuế, phí cũng như chi phí mặt bằng, kênh phân phối cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu. 

Thường những sản phẩm tốt và hữu ích đã phổ biến ở nước ngoài phải 2-3 năm sau mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Và không phải sản phẩm nào cũng được nhập về phân phối trong nước.

Cách ít phổ biến hơn là trực tiếp ra nước ngoài hoặc nhờ người thân, người quen sinh sống ở nước ngoài đặt mua rồi mang/gửi về Việt Nam. Cũng có nhiều người tiêu dùng mua hàng ngoại từ nguồn xách tay từ nước ngoài hoặc nhập qua đường tiểu ngạch. Rủi ro của việc mua hàng xách tay là có thể gặp hàng không chính hãng, không đảm bảo chất lượng và cũng chưa hoàn thành các nghĩa vụ thuế.

Ngày nay, với thương mại điện tử xuyên biên giới, nhu cầu này của người tiêu dùng được đáp ứng dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay, Alibaba…, bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới, từ những sản phẩm điện tử mới nhất, những bộ váy trong bộ sưu tập mùa Thu vừa ra mắt đến các dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất… 

Tất cả đều có thể đặt mua chỉ với một vài cái bấm (click) chuột đơn giản.

Tiếp cận hàng hóa toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới - Ảnh 2.

Bên trong một kho hàng của Amazon

Đặc biệt hơn, người mua cũng hoàn toàn chủ động được về giá khi có thể mua sắm vào bất kỳ lúc nào, tham gia vào những chương trình khuyến mãi "khủng" như Ngày thứ Sáu đen (Black Friday), Quốc khánh Mỹ, Ngày Độc thân 11/11 ở Trung Quốc…

Tuy nhiên, người mua hàng từ Việt Nam khi mua bán trên các trang thương mại điện tử quốc tế vẫn gặp không ít khó khăn. Theo ông Đạt Phan, Giám đốc Fado.vn – một đơn vị chuyên làm công tác hậu cần hỗ trợ giao thương với nước ngoài, khó khăn lớn nhất là các website quốc tế khi bán hàng chỉ chịu trách nhiệm giao hàng đến cửa khẩu Việt Nam. Các rủi ro, phát sinh thuế, phí của khâu thông quan hàng hóa vào Việt Nam người mua phải chịu.

Người mua còn phải có kỹ năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đánh giá uy tín người bán. Rủi ro này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ trang thương mại nào, đặc biệt là khi người mua chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn đơn vị bán hàng uy tín.

Ngoài các khó khăn này còn phải kể đến trở ngại về ngôn ngữ (hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh), khác biệt về văn hóa…làm cho người mua hiểu và nhìn nhận thông tin về sản phẩm không hoàn toàn đúng.

Để yên tâm mua sắm

Để thoải mái và yên tâm mua sắm trong bối cảnh vẫn còn nhiều trở ngại, nhiều người tiêu dùng có xu hướng sử dụng dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp trung gian.

Chị Minh Ngọc, nhân viên văn phòng tại quận 1, TPHCM chia sẻ, trước đây, chị vẫn thường mua đồng hồ, quần áo từ Đức qua một người bạn từng là du học sinh bán hàng trên tài khoản Facebook cá nhân. 

Mỗi khi có đợt giảm giá, người bạn của chị sẽ gửi đường dẫn để mọi người vào chọn sản phẩm. Ai mua gì sẽ báo lại để người này đặt mua. Hàng sau đó sẽ được giao đến người thân của người này tại Đức tập hợp rồi vận chuyển bằng đường tàu biển về Việt Nam. Tại TPHCM, người này nhận hàng, phân loại rồi thuê xe ôm chuyển tới từng khách hàng.

Giá của sản phẩm theo đó sẽ bằng giá niêm yết trên website nhân với tỷ giá đồng Việt Nam - EUR, cộng tiền vận chuyển Đức – Việt Nam; vận chuyển trong Việt Nam và tiền công của người đặt hàng giùm.

 "Mua hàng kiểu này cũng hay nhưng vẫn có nhiều điểm hạn chế. Ví dụ như mình không chủ động vì không rành tiếng; mất thời gian phải vào xem nhiều trang để tìm hàng hóa, ưng được rồi thì cũng chưa chắc mua được vì phụ thuộc vào việc đặt mua, thanh toán của người kia. Đó là chưa kể là giá cũng bị đẩy lên khá nhiều", chị Minh Ngọc nói.

Thời gian gần đây, chị Ngọc chuyển sang mua sắm tại mô hình "sàn thương mại xuyên biên giới" của Fado.vn. Điểm đặc biệt của sàn Fado là có đầy đủ hàng tỷ sản phẩm từ các trang lớn như Amazon Mỹ, Đức, Nhật Bản… với các thông tin cơ bản đã được dịch sang tiếng Việt. Giá cũng được quy đổi ra tiền Việt và được cập nhật liên tục theo thời gian thực, lên xuống theo chương trình khuyến mãi ở nước sở tại.

Tiếp cận hàng hóa toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới - Ảnh 3.

Mô hình sàn TMĐT xuyên biên giới đặc biệt hữu dụng khi cần mua sắm vào các đợt khuyến mãi lớn.

Ông Đạt Phan chia sẻ, sở dĩ Fado.vn có thể mang đến những tiện ích như vậy cho khách hàng là nhờ kết nối dữ liệu trực tiếp với các trang thương mại điện tử lớn kể trên… Cũng nhờ vậy nên giúp giảm thiểu các rủi ro về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa cho các giao dịch. 

Đặc biệt, thay vì phải thanh toán trực tiếp 100% cho người bán tại nước ngoài thì người tiêu dùng Việt Nam mua qua Fado.vn chỉ cần đặt cọc một phần giá trị món hàng.

"Toàn bộ hàng hóa được nhập khẩu chính ngạch theo đúng quy định của Việt Nam. Chúng tôi minh bạch toàn bộ hóa đơn, chứng từ để đảm bảo quyền lợi cho người mua hàng. Đồng thời, các khâu sau bán hàng như hậu mãi, đổi trả… đều được đảm bảo", ông Đạt chia sẻ.

Báo cáo mới đây của DHL cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ giữ vững ở mức 25% trong 3 năm tới, gấp đôi so với mức tăng trưởng của thương mại điện tử nội địa.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35%/năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển thương mại xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.

THẾ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp