28/11/2003 09:42 GMT+7

"Tiếng nói" của học sinh Trưng Vương

PHẠM DIỄM
PHẠM DIỄM

TT (TP.HCM) - “Đây là đài phát thanh của Đoàn trường, tiếng nói của học sinh Trường Trưng Vương...” - cứ vào giờ ra chơi sáng thứ ba, năm, bảy hằng tuần, giọng đọc truyền cảm của một trong hai phát thanh viên của đài (phát khoảng 25 phút) lại vang đến từng ngõ ngách trong Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM.

u1MxV2nW.jpgPhóng to
Phương Thanh (trái) và Xuân Mai đang thu âm cho chương trình phát thanh - Ảnh: PHẠM DIỄM
TT (TP.HCM) - “Đây là đài phát thanh của Đoàn trường, tiếng nói của học sinh Trường Trưng Vương...” - cứ vào giờ ra chơi sáng thứ ba, năm, bảy hằng tuần, giọng đọc truyền cảm của một trong hai phát thanh viên của đài (phát khoảng 25 phút) lại vang đến từng ngõ ngách trong Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM.

Chức năng: đa năng!

Mỗi tuần, hai bạn phát thanh viên kiêm “biên tập bước một”, kiêm “giám đốc đài” Đỗ Thị Phương Thanh (11A4) và Nguyễn Lê Xuân Mai (11A9) nhận được vài chục bài viết và tin nhắn của cộng tác viên. Sau đó, bài vở phải được giáo viên tổ giáo dục công dân và thầy trợ lý thanh niên duyệt mới được phát.

Chiều thứ hai, các phát thanh viên thu âm và sắp xếp thời lượng cho chương trình trong tuần. Phát theo chủ điểm tháng: tháng chín và mười - an toàn giao thông và ngày thành lập Hội Liên hiệp thanh niên; tháng mười một - Ngày nhà giáo VN, Cách mạng Tháng Mười Nga; tháng mười hai - ôn tập mùa thi...

Nhưng để tránh khô cứng, nhàm chán, “nhà đài” soạn ra một nội dung khá phong phú. Chương trình “Những trang sử vàng” được phát đều đặn, thu hút được một lượng thính giả khá lớn. “Tụi mình thường lười đọc sách lịch sử, nhưng phát thanh viên kể chuyện hay, diễn cảm nên nghe rất hứng thú” - HS lớp 12A1 phát biểu.

Hay chương trình “Cùng tiến bộ trong học tập - đôi bạn học tập” đã làm “nở mũi” những tấm gương HS giúp bạn học yếu, trung bình vươn lên khá giỏi. Chương trình này cũng làm nhiều chủ nhân của các bài văn hay, có sáng tạo “bay lơ lửng” khi đài đem bài văn phát thanh cho mọi người cùng thưởng thức và học hỏi! Còn các công việc sinh hoạt Đoàn, qui chế thi, ngày giờ thi thì bảo đảm chẳng có HS nào phát biểu là “không biết”, “không hay” vì nhà đài cứ nhắc đi nhắc lại.

Riêng món độc “Thay lời muốn nói” luôn nhận đầy ắp tình cảm: “Em tên Hoài Trang, lớp 11A3, xin gửi đến thầy Vũ bài hát... nhân ngày sinh nhật của thầy”. Hai bạn nam A.T. học dãy A và N.V. học dãy C. giận nhau đã một năm, nhờ “nhà đài” khuyến khích, A.T. đã gửi đến N.V. lời nhắn: “Mình biết là mình có lỗi, một năm qua mình thật ray rứt, thôi mình làm hòa để thêm bạn bớt thù nhe N.V.. Gửi bạn bài hát Bạn và tôi nha!”. Sau lần đó, hai bạn hết giận nhau và trở thành cộng tác viên tích cực của đài.

Giống như chức năng của một cơ quan báo chí thực thụ, đài còn nhận được nhiều đơn thư góp ý, “khiếu kiện” trong nhà trường: “Chúng em là tập thể lớp 10A2, xin đài chuyển đến quí thầy cô rằng qui định chiều thứ hai, tư, sáu nào cũng mặc quần áo thể dục thì quần áo không kịp khô để mặc. Xin cho chúng em được mặc áo trắng thay thế đồ thể dục...”.

Cũng có những đơn thư mà đài phải chuyển lên ban giám hiệu chứ không phát trực tiếp và chờ phản hồi: “Kính thưa các thầy cô, khối lớp 10 của tụi em đang làm bài tập ở nhà quá nhiều. Chúng em thích được giải tại lớp một phần trong số đó”. Nhà đài cũng mừng theo thính giả vì sau đó ban giám hiệu đã giải quyết.

Bạn chọn nghề nào?

Vào khoảng tháng hai hằng năm, có hàng trăm bài viết tham gia cuộc thi “Nghề tôi chọn” do Đoàn trường tổ chức. Ban phát thanh học đường cũng được ăn theo, những bài viết hay, những bài đoạt giải sẽ được đài phát rộng rãi để nhiều bạn tham khảo.

Thông qua đài, HS bày tỏ ước mơ nghề nghiệp rất thật, từ nghề “sang trọng” như phi hành gia, kỹ sư dầu khí, bác sĩ chuyên khoa mắt... đến những nghề mà nhiều bạn ở lứa tuổi HS vẫn cho là tầm thường! Bạn Vũ Hồng Thanh, lớp 12A7: “...Tôi muốn trở thành một người nấu ăn ngon. Nói ra điều này chắc các bạn sẽ buồn cười và cho rằng nó quá tầm thường, nhưng từ lâu đối với tôi nó đã trở thành khát khao. Ba tôi muốn tôi trở thành bác sĩ hoặc giáo viên, nhưng tôi tự thấy khả năng mình không thể. Chắc ba sẽ buồn lắm khi biết tôi sẽ thành đầu bếp. Tôi hi vọng sẽ thuyết phục được ba cho tôi làm những gì phù hợp với tôi”.

Còn bạn Phạm Đoàn Bảo Trân, lớp 11A2, lại tâm sự: “Thuở nhỏ tôi thường chơi với anh Chùa, anh ấy rất tốt. Anh thường cho tôi nghe bài Cây cầu dừa. Sau này gia đình tôi dọn đến nơi khác, mấy năm sau tôi bất ngờ biết anh ấy đã trở thành một người nghiện ngập, không còn tiền mua thuốc, anh Chùa ăn cắp và bị vào tù... Từ đó, tôi nghĩ mình sẽ chọn nghề làm công tác xã hội để giúp đỡ những người như thế. Mẹ tôi thường bảo “đời người thật ngắn ngủi, chỉ mấy mươi năm. Nhưng nếu ta xác định đúng con đường cho mình và đi hết con đường đó thì đã là một hạnh phúc”. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã chọn và sẽ đi hết con đường ý nghĩa ấy”...

Đài phát thanh Trưng Vương đã bước sang tuổi thứ năm và ngày càng hấp dẫn thính giả HS. Bạn Đoan Trinh, lớp 10A7, vừa đăng ký vào làm ở đài, tâm sự: “Vào đây làm chắc cực nhưng vui, vả lại mình đã có sẵn “máu” Đoàn. Năm sau các anh chị trong đài sẽ ra trường, mình vào để tiếp bước”.

PHẠM DIỄM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp