07/04/2024 14:32 GMT+7

Tiền Giang báo cáo tình hình thiếu nước sinh hoạt phía đông 'chỉ cục bộ một số chỗ'

Báo cáo với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang khẳng định tình hình thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn chỉ xảy ra cục bộ tại một số chỗ, một số khung giờ.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra một hộ dân ở huyện Gò Công Đông về công tác chủ động trữ nước ngọt - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra một hộ dân ở huyện Gò Công Đông về công tác chủ động trữ nước ngọt - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Thiếu nước cục bộ

Ngày 7-4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ngành đến kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt cho người dân ở tỉnh Tiền Giang.

Tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, ông Hà đã đến kiểm tra các vòi nước công cộng miễn phí và thăm hỏi bà con trong vùng. Lãnh đạo xã Gia Thuận cho biết hiện đã mở 5 vòi nước công cộng để người dân đến lấy về sử dụng.

Bên cạnh đó, xã đã thành lập 3 đội chở nước sinh hoạt hỗ trợ cho các hộ dân khó khăn, người già neo đơn... không có điều kiện đi chở nước. Tại thời điểm kiểm tra, các vòi nước công cộng đều chảy khá mạnh, người dân đến lấy nước không còn nhiều như những ngày trước đó.

Ông Hà còn vào tận nhà một hộ dân để kiểm tra tình hình trữ nước và được người dân cho biết nhờ những cây nước miễn phí công cộng nên không còn tình trạng "khát" nước như trước. Người dân địa phương cũng chia sẻ với Phó thủ tướng rằng nguồn nước máy tại khu vực này không chảy hoặc chảy rất yếu nên phải hứng nước công cộng miễn phí về xài trong những ngày qua.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng cho biết thêm đặc điểm của huyện Gò Công Đông và một phần thị xã Gò Công là khoan giếng không có nước ngọt. Do đó tỉnh đã đầu tư Nhà máy nước BOO Đồng Tâm kéo nước ngọt về khu vực này.

Do hệ thống ống nước chưa đều khắp khu vực nên hằng năm, khu vực này thường xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ. 

Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, để giải quyết bài toán mạng lưới nước sạch không phủ đến được các hộ dân khiến tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra, tỉnh cần quy hoạch lại để không bị phân tán, tập trung đầu tư cho hiệu quả.

Bên cạnh đó, Tiền Giang phải đầu tư để khu vực này phát triển công nghiệp, mà phát triển công nghiệp thì không thể thiếu nước.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - cho biết Tiền Giang là tỉnh giáp Biển Đông, mặn xâm nhập đến địa bàn tỉnh theo 3 hướng từ sông Vàm Cỏ Tây, theo sông Tiền và sông Hàm Luông. 

Tuy nhiên, do chủ động trong phòng chống hạn mặn từ sớm nên đến thời điểm này các huyện phía tây vẫn bảo vệ được vùng cây ăn trái, diện tích lúa và rau màu vẫn đảm bảo an toàn.

Thiếu khoảng 25.000m3/ngày đêm

Người dân hứng nước tại một điểm cho nước ở huyện Gò Công Đông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Người dân hứng nước tại một điểm cho nước ở huyện Gò Công Đông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Về công tác cấp nước sinh hoạt, theo ông Vĩnh, các huyện phía tây nước sinh hoạt đảm bảo. Còn khu vực phía đông tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm đưa xuống khoảng 70.000m3/ngày đêm, kết hợp sản xuất tại chỗ. Đồng thời tỉnh cũng đã vận hành 6 giếng khoan dự phòng, công suất 10.000m3/ngày đêm.

Tuy nhiên hiện nay đã vào đỉnh điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn nước tại các kênh, ao nội đồng đã cạn kiệt. Đa số các trạm cấp nước đang hoạt động cấp nước bình thường, một số trạm do thiếu nguồn nước thô nên giảm công suất sản xuất hoặc ngưng sản xuất phát nước dẫn đến khu vực các huyện thị phía đông thiếu hụt khoảng 25.000 m3/ngày đêm.

Cùng ngày, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến kiểm tra tiến độ thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành. Hiện tiến độ dự án đạt khoảng 82% và sẽ hoàn thành trong tháng 7-2024. 

Ông Hà đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu rút ngắn tiến độ.

Ông Trần Hồng Hà kiểm tra tại một điểm lấy nước công cộng ở huyện Gò Công Đông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Trần Hồng Hà kiểm tra tại một điểm lấy nước công cộng ở huyện Gò Công Đông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Trên 21.000 hộ dân ở Sóc Trăng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặnTrên 21.000 hộ dân ở Sóc Trăng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn

Ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn, hiện Sóc Trăng đang có khoảng 21.318 hộ dân nông thôn trên địa bàn 36 xã/phường có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp