28/10/2018 19:00 GMT+7

Tiễn biệt một người con của làng tranh Đông Hồ

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Mấy chục năm thường trú ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, hình như chưa bao giờ họa sĩ Nguyễn Đăng Dũng khiến người khác quên ông là một người con đích thực của dòng họ Nguyễn Đăng ở thôn Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tiễn biệt một người con của làng tranh Đông Hồ - Ảnh 1.

Một bức tranh sơn khắc và khắc gỗ của họa sĩ Nguyễn - Ảnh: LÊ VĂN THÌN

Điều đó không chỉ bởi phong cách sống xuề xòa, dân dã, có thể ngồi bệt xuống đất nói chuyện tranh pháo say sưa, mà còn bởi dòng mạch đề tài, cảm xúc và cả hồn cốt dân gian chưa từng thay đổi đã thấm, đã nhuyễn vào lời ăn, tiếng nói, vào các bức tranh sơn khắc, khắc gỗ của ông.

Những gì họa sĩ Đăng Dũng làm trước khi mất giờ nhìn lại khiến nhiều người giật mình, vì có cảm tưởng ông đã biết trước sự hữu hạn của bản mệnh.

Trước đây chưa đầy hai tháng, ông đã có bài viết cuối cùng về cha mình trên tạp chí Mỹ Thuật là "Nguyễn Đăng Sần và bộ tranh tứ bình Đề Thám" với nỗi hoài niệm, tri ân lớn lao về gia tài nghệ thuật cũng như niềm đam mê người cha đã truyền lại cho ông.

Rồi trong thời gian rất ngắn, theo NXB Mỹ Thuật, chỉ khoảng chục ngày gần đây, ông đã hoàn thành xong bản thảo cuốn sách về cha và dòng tranh dân gian , để rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng lúc 3h22 sáng 26-10 như thể những điều quan trọng nhất đã làm xong.

Cho tới những ngày cuối đời, họa sĩ Nguyễn Đăng Dũng vẫn đau đáu những nỗi niềm còn dang dở với dòng tranh sơn khắc và khắc gỗ cùng lối đi riêng suốt mấy chục năm làm nghề của ông. Xem tranh ông, thấy cảm động vì cái tình bền bỉ, sâu lắng với văn hóa truyền thống dân tộc.

Sinh ra trong cái nôi của "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" (thơ Hoàng Cầm), lại được đào tạo rất cơ bản (ông là học viên lớp mỹ thuật sơ trung hệ 7 năm cuối cùng của Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội), họa sĩ Nguyễn Đăng Dũng giống như được ông trời ưu ái trao cho một sứ mệnh phải kế tục những gì mà thế hệ của cha ông, nghệ sĩ dân gian Nguyễn Đăng Sần, đã gầy dựng.

Hồn cốt Đông Hồ quyện vào những tìm tòi cảm xúc và cách thể hiện mới khiến tranh của ông hiện đại mà vẫn rất dân gian, dân tộc.

Ông đã kiên trì, lặng lẽ nhưng quyết liệt theo đuổi những hằng số giá trị của văn hóa Việt trong tranh. Sự tận tâm đó của ông sẽ còn ở lại cùng rất nhiều bức tranh sơn khắc, khắc gỗ, ở lại trong lòng bạn bè và nhiều thế hệ sinh viên mỹ thuật từng được học ông.

Từ TP.HCM, nghe tin người bạn học từ thuở thiếu thời và cũng là người có nhiều năm tháng gắn bó trong thời gian học đại học ở Hà Nội đột ngột tạ thế, họa sĩ - nhà điêu khắc Trần Luân Tín nghẹn ngào chia sẻ: "Dũng ơi, sao vội quá vậy...

Bao nhiêu ngày tháng năm trôi qua, ai rồi cũng ra đi, nhưng mày đột ngột quá. Thôi đi đi Dũng ơi. Không gặp được nhau nữa. Một đời, đúng không.

Một đời người. Dù thế nào thì tranh Đông Hồ của bố Đăng Sần, hồn Đông Hồ của tranh Đăng Dũng vẫn mãi mãi còn đó. Dũng "Củ" vẫn mãi mãi trong tim của bạn bè. Thật không ngờ bây giờ phải ngậm ngùi cúi chào. Cúi chào Đăng Dũng của một lũ bạn vô cùng thân thiết...".

Tranh dân gian Đông Hồ - Hàng Trống trong một "diện mạo" khác

TTO - Có lẽ, khi các nghệ sĩ trẻ dám 'vẽ lại tranh dân gian' thì không lý gì công chúng lại không sẵn lòng thương mến ngay cả với những xưa cũ của cha ông.

ĐẮC LUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp