09/08/2017 15:40 GMT+7

​Tiêm insulin đúng cách và an toàn

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Insulin từ lâu đã được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Bệnh đòi hỏi phải điều trị lâu dài và phải tiêm insulin nên bệnh nhân có thể tự tiêm tại nhà hoặc đến bệnh viện.

Các loại insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường

Nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml:

+ Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400 đơn vị/lọ).

+ Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 100 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (1000 đơn vị/lọ).

+ Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 3ml (300 đơn vị/ống).

Do đó khi mua insulin bệnh nhân cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong lọ.

Thời điểm tiêm insulin

Tốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20-30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard…) là 60 phút… Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.

Cách tiêm insulin

- Nếu tiêm một loại insulin

1. Rửa sạch tay

2. Để trộn đều insulin, lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay. Không được lắc.

3. Dùng bông cồn 70 độ C sát trùng nắp lọ insulin.

4. Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và ống tiêm. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào ống tiêm đúng bằng liều insulin định lấy.

5. Đẩy lượng không khí từ ống tiêm vào lọ insulin - để lấy insulin dễ dàng hơn.

6. Vẫn giữ kim trong lọ insulin, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.

7. Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin cần lấy. Nếu có bóng khí trong ống tiêm, gõ nhẹ vào ống tiêm để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong ống tiêm.

8. Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.

9. Chỉ dùng 2 ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa chứ không dùng 4 ngón hoặc cả bàn tay nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.

10. Tiêm insulin theo góc 90 độ so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.

11. Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.

12. Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm.

Nếu tiêm nhiều loại insulin (khi có chỉ định trộn insulin)

Nếu trộn insulin bán chậm (dịch đục, insulin NPH hoặc lente) với insulin nhanh (dịch trong, insulin thường), luôn luôn phải trộn trong vào đục (lấy insulin nhanh trước và trộn insulin bán chậm vào sau).

Để tránh hiện tượng tại chỗ tiêm gây đau hoặc nổi đỏ:

- Tiêm insulin ở nhiệt độ phòng, tránh để quá lạnh.

- Đuổi hết không khí trong ống tiêm trước khi tiêm.

- Chờ cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.

- Đâm kim nhanh qua da, mặt vát của kim nên hướng lên trên mặt da.

- Không kéo căng da tại chỗ tiêm.

- Không rút kim ra rồi đâm lại, kim chỉ dùng 1 lần rồi bỏ

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin

Vị trí tiêm và đường vào

- Tiêm hay truyền đường tĩnh mạch hấp thu nhanh và thường dùng trong cấp cứu. Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà thường áp dụng biện pháp tiêm dưới da thông dụng và dễ tiêm hơn.

- Các vị trí tiêm insulin dưới da khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau:

+ Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất.

+ Vùng cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng.

+ Vùng mông, đùi: Insulin vào máu chậm nhất.

Các yếu tố khác

Nhiệt độ môi trường xung quanh: nhiệt độ cao làm tăng hấp thu.

+ Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.

+ Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu.

Sau một thời gian điều trị, nếu phát hiện thấy vùng tiêm insulin bị lồi lõm hoặc dày lên hoặc nổi cục, đó có thể là các biến chứng tại chỗ tiêm như teo đét hoặc phì đại tổ chức mô dưới da, thường là hậu quả của tiêm không đúng kỹ thuật. Để tránh hoặc hạn chế hiện tượng này, cần tuân thủ hướng dẫn quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ hoặc đổi chỗ tiêm giữa bụng - đùi - cánh tay…

Tiêm insulin dưới da nên thay đổi các vị trí tiêm cụ thể (xoay vòng) ngày này qua ngày khác, có thể đổi vị trí tiêm (tay phải sang tay trái) hoặc bằng cách chọn điểm tiêm ngày sau cách 2,5cm so với điểm tiêm ngày trước đó để tránh áp-xe tại nơi tiêm.

Sử dụng và bảo quản insulin

Bệnh nhân nên dự trữ thêm 1 lọ insulin để có sẵn trong trường hợp khẩn cấp và những ngày ốm mệt (cho dù không tiêm insulin hàng ngày). Kiểm tra hạn dùng trên lọ insulin để không tiêm insulin đã hết hạn sử dụng.

Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, ở nhiệt độ này thì dù insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20 độ C) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30 độ C insulin bị giảm hiệu quả điều trị. Trong quá trình bảo quản không để lọ insulin ở nhiệt độ đóng băng. Phải vứt bỏ lọ insulin nếu thấy trong đó có các hạt không trộn được.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Tiêm insulin
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp