02/05/2024 19:12 GMT+7

Tiệm bánh mì bán hơn 1.000 ổ/ngày nhưng không có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

HÀ MI
và 1 tác giả khác

Tiệm bánh mì giữa thành phố bán hơn 1.000 ổ mỗi ngày nhưng cơ sở này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo UBND TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), các bệnh viện trên địa bàn báo cáo tiếp nhận nhiều bệnh nhân có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy… sau khi ăn bánh mì thịt.

Ngay sau đó, UBND TP chỉ đạo ngành y tế, công an thành phố vào cuộc điều tra, xử lý.

Hơn 300 người nhập viện sau khi mua bánh mì tại tiệm Băng ở TP Long Khánh ăn - Ảnh: A.B.

Hơn 300 người nhập viện sau khi mua bánh mì tại tiệm Băng ở TP Long Khánh ăn - Ảnh: A.B.

Mỗi ngày bán hơn 1.000 ổ bánh mì

Qua xác minh, tiệm bánh mì Băng trên đường Trần Quang Diệu (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh) do bà N.T.K.B. làm chủ có quy mô phục vụ trên 1.000 ổ bánh mì/ngày (hai buổi sáng chiều).

Tiệm bán bánh mì thịt gồm: thịt (tự chế biến); ngò, dưa leo, đồ chua (củ cải trắng và cà rốt muối chua); chả lụa, pa tê, nước sốt (tự làm); da bao (mua bên ngoài)… Nguyên liệu được sơ chế và chế biến tại tiệm. Trong ngày 30-4, tiệm phục vụ tổng cộng khoảng 1.100 ổ bánh mì.

Theo cơ quan chức năng, ngày 30-4 người dân mua bánh mì tại tiệm Băng ăn, sáng hôm sau thì có dấu hiệu tiêu chảy, nôn ói và bắt đầu nhập viện.

Cũng theo báo cáo UBND TP Long Khánh, tiệm bánh mì Băng là diện bán hàng nhỏ lẻ, không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn nguyên liệu mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào. Tiệm có 4 nhân viên phục vụ bán bánh mì nhưng không có khám sức khỏe định kỳ.

Đoàn kiểm tra cũng buộc cơ sở ngưng hoạt động từ 11h ngày 1-5.

Đình chỉ cơ sở chưa được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Tuổi Trẻ Online đã đặt câu hỏi với lãnh đạo TP Long Khánh tại sao một tiệm bánh mì bán cả 1.000 ổ/ngày lại không có giấy phép vệ sinh thực phẩm? Ông Đỗ Chánh Quang, chủ tịch UBND TP Long Khánh, cho biết đã chỉ đạo làm rõ việc này.

Cũng theo ông Quang, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và địa phương phối hợp kiểm tra các nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn. Đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm. Thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Tuyên truyền cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm. Qua đó, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm và không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

UBND các phường/xã tăng cường kiểm tra các nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ, hàng rong. Đặc biệt là quanh các trường học nhằm phát hiện sớm vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm theo quy định.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì

Tính đến 15h chiều 2-5, có tổng cộng 328 người vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai điều trị.

Trong đó, 220 ca điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh; 9 ca chuyển viện lên tuyến trên, 11 ca xuất viện, 88 ca lấy thuốc về nhà điều trị.

Đến tối cùng ngày, số bệnh nhân chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị đã tăng lên 12 bệnh nhi.

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tập trung tối đa nguồn lực điều trị cho bệnh nhânVụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Tập trung tối đa nguồn lực điều trị cho bệnh nhân

Sở Y tế Đồng Nai có văn bản hỏa tốc tăng cường công tác điều trị, điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn bánh mì khiến hơn 300 người nhập viện.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp