20/07/2020 15:35 GMT+7

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Cây xà cừ cổ thụ trước sân Cung Thiếu nhi Hà Nội gắn bó kỷ niệm với bao thế hệ người Hà Nội vừa bị chặt bỏ, chỉ còn đống gỗ ngổn ngang và vết gốc cây trên mặt đất như vết thương hở miệng khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ - Ảnh 1.

Nhiều người không khỏi thảng thốt, ngỡ ngàng khi thấy cây xà cừ cổ thụ trước sân Cung Thiếu nhi Hà Nội từng gắn bó với nhiều thế hệ người Hà Nội bị chặt hạ chỉ còn lại đống gỗ ngổn ngang - Ảnh: T.ĐIỂU

Vài hôm nay, thông tin về cây xà cừ cổ thụ trước sân Cung Thiếu nhi Hà Nội từng gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Hà Nội bỗng nhiên bị chặt bỏ được lan truyền trong giới kiến trúc sư và những người làm việc với không gian công cộng ở Hà Nội , khiến nhiều người thảng thốt, ngỡ ngàng.

PGS.TS Phạm Thúy Loan (viện phó Viện Kiến trúc quốc gia thuộc Bộ Xây Dựng) cho biết chị "sửng sốt" và "hoảng hốt" khi mới đây chị bất ngờ ghé thăm Cung Thiếu nhi Hà Nội và thấy cây cổ thụ cả trăm năm tuổi từng che mát tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ người Hà Nội giờ chỉ còn lại một đống gỗ bên cạnh gốc cây bị cưa sát mặt đất vẫn còn nguyên dấu vết.

PGS.TS Phạm Thúy Loan cho biết hồi tháng 10-2019, bà đến Cung Thiếu nhi Hà Nội và vẫn còn được nhìn thấy cây xà cừ tỏa bóng mát thân thuộc. Vì vậy, bà thật sự bất ngờ khi nhìn thấy cây bị chặt "đau đớn" như vậy.

Giữa sân bêtông của Cung Thiếu nhi cho các em chơi thể thao, không vướng víu quy hoạch nào, cây cổ thụ làm bóng mát hiếm hoi là rất quý giá, không có lý do để chặt cây, nên PGS.TS Phạm Thúy Loan cùng nhiều kiến trúc sư, những người làm việc với không gia công cộng ở Hà Nội cùng đặt câu hỏi về "cái chết" của cây cổ thụ lưu giữ ký ức của nhiều người Hà Nội.

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ - Ảnh 2.

Vết gốc cây trên mặt đất như vết thương hở miệng khiến nhiều người không khỏi xót xa - Ảnh: T.ĐIỂU

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Quang Đại - giám đốc Cung Thiếu nhi Hà Nội, cho biết cây được chặt trong tháng 6 với tình trạng cây chết khô, toàn bộ vỏ cây bong tróc gây nguy hiểm trong mùa mưa bão.

Trước khi chặt cây, Cung Thiếu Nhi Hà Nội đã mời đại diện Phòng quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, Sở Xây dựng Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, UBND phường Lý Thái Tổ cùng khảo sát cây và lập biên bản.

Từ biên bản khảo sát này, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã gửi đơn đề nghị cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh vào ngày 6-5, và được UBND quận Hoàn Kiếm đồng ý cấp phép vào ngày 14-5.

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ - Ảnh 3.

Cây xà cừ cổ thụ trước khi bị chặt bỏ là ký ức tươi đẹp của nhiều thế hệ người Hà Nội - Ảnh: THÚY LOAN

"Chúng tôi cũng phải khảo sát, làm thủ tục xin phép trong mấy tháng trời mới được cấp phép chặt cây. Chúng tôi cũng đã muốn cứu bằng được cây cổ thụ này, cây đó không chỉ cho bóng mát quý giá mà còn là ký ức của nhiều người, nhưng khi tôi về đây công tác vào tháng 11-2019 thì cây đã chết không có cách nào cứu được", ông Đại nói.

Giám đốc Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết việc đào bỏ gốc cây này sẽ phải lật tung diện tích sân rất lớn, tốn kém, vì vậy đơn vị đang dự định xin phép xây lên ở đó một mô hình để lưu danh tất cả những người đã thành đạt ở cung thiếu nhi.

Về một số nghi ngờ việc đào bể ngầm sát gốc cây khiến cây bị chết, ông Đại nói sau khi xây bể ngầm thì cây cổ thụ này chết dần, nên một số người đoán rằng việc thi công bể nước có thể đã làm đứt rễ khiến cây chết dần, "nhưng đó chỉ là phỏng đoán".

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ - Ảnh 4.

Cây xà cừ cổ thụ đã bị chết trước khi phải chặt bỏ vào tháng 6 - Ảnh: Cung Thiếu nhi Hà Nội

Đồng cảm với việc buộc phải chặt cây cổ thụ khi cây bị chết của Cung Thiếu nhi Hà Nội là bất khả kháng, nhưng PGS.TS Phạm Thúy Loan cũng gợi ý với những cây cổ thụ mang nhiều ký ức tập thể giống như cây xà cừ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội thì khi phải chặt bỏ thì có thể tận dụng cơ hội để duy trì ký ức về cái cây và cái hồn của nơi chốn.

Bà Loan cho biết ở Nhật Bản họ có cách xử lý những câu chuyện tương tự rất hay. Đó là với những cây phải chặt bỏ, họ giữ lại khoảng 3m gốc cây, biến nó thành một tác phẩm điêu khắc, một biểu tượng, gắn thêm biển giới thiệu về cây này, trẻ em sẽ vừa được học và chơi với "tác phẩm" và tiếp tục duy trì ký ức về cái cây cổ thụ trong cộng đồng.

Cháy lớn tại Cung thiếu nhi Hà Nội Cháy lớn tại Cung thiếu nhi Hà Nội

TTO - Khoảng 11g ngày 2-3, tầng 3 khu vực đang sửa tại Cung thiếu nhi Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội, công nhân đang làm việc tại đây phải tháo chạy ra ngoài.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp