22/04/2019 10:44 GMT+7

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường?

ĐỒNG LỘC (Nguồn: WHO, FDA, Cancer.org, Thoughtco Science)
ĐỒNG LỘC (Nguồn: WHO, FDA, Cancer.org, Thoughtco Science)

TTO - Theo dự báo của trang thời tiết Weather Online, chỉ số tia UV tại TP.HCM từ hôm nay 22-4 đến ngày 25-4 sẽ nằm ở mức 12. Điều gì xảy ra khi chúng ta đi dưới tia UV mức này?

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường? - Ảnh 1.

Biểu đồ cường độ tia UV trong ngày

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay đến khoảng ngày 26-4, nắng nóng có xu hướng gia tăng và diễn ra trên diện rộng ở Nam Bộ, với nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ.

Trong khi đó theo dự báo của trang thời tiết Weather Online, chỉ số tia UV tại TP.HCM từ hôm nay 22-4 đến ngày 25-4 sẽ nằm ở mức 12 - mức rất nguy hiểm có thể gây ung thư da.

Tia UV có hại ra sao?

Ánh sáng mặt trời đến được bầu khí quyển trái đất gồm có 3 nhóm chính: tia hồng ngoại (chiếm 50%), ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy (chiếm 40%) và (chiếm 10%). Nhưng do bầu khí quyển ngăn chặn nên chỉ có 3% tia UV đến được mặt đất.

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường? - Ảnh 2.

Tác động của tia UVA và UVB đến làn da - Ảnh US.EPA

Tia UV (Ultraviolet, còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng mắt người nhìn thấy. Mặt lợi của tia UV là giúp da tổng hợp vitamin D, kích thích hoạt động cơ thể, sát khuẩn, tiệt trùng và chữa bệnh vẩy nến.

Nhưng nếu con người bị phơi dưới tia UV có cường độ cao trong thời gian dài sẽ bị sạm da, bỏng nắng, da mau bị lão hóa, làm viêm giác mạc và đục thủy tinh thể, và nguy hiểm nhất là bị ung thư da.

Các giác quan của chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện của tia cực tím, chính vì vậy đến chừng phát hiện các tác hại của nó thì đã muộn.

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường? - Ảnh 3.

Chỉ số tia UV tại TP.HCM từ ngày 22 đến 25-4 theo dự báo của trang Weather Online là 12 - mức nguy hiểm - Ảnh chụp màn hình

Theo phân loại của Ủy ban Quốc tế về chiếu sáng (ICI - International Commission on Illumination), có 3 loại tia UV chính: UVA, UVB và UVC.

Tia UVA có bước sóng từ 315-400 nanomet, làm da bị lão hóa và có thể gây ung thư da. Tầng khí quyển trái đất chỉ hấp thu được 5% lượng tia UVA, 95% đến được mặt đất.

Tia UVB có bước sóng từ 280-315 nanomet. Tầng khí quyển đã hấp thu 95% lượng UVB, chỉ có 5% là đến được mặt đất. Tia UVB gây các tổn thương da, nếu con người và các động vật khác hứng chịu tia này với cường độ cao sẽ bị tổn thương DNA của tế bào da và các tế bào khác của cơ thể. Tia này là tác nhân chính gây ung thư da.

Tia UVC có bước sóng từ 100-280 nanomet, là loại nguy hiểm nhất cho con người. Nhưng may mắn là tầng ozone đã ngăn cản toàn bộ lượng tia UVC nên chúng ta hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi loại UV độc hại này. Tia UVC nhân tạo được dùng để khử trùng nước, không khí.

Năm 2009, Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC - International Agency for Research on Cancer) đã xếp các tia UV này vào loại tác nhân gây ung thư cho con người.

Chỉ số UV (UV Index) mức nào đáng sợ nhất?

Chỉ số UV là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Chỉ số này do các nhà khoa học người Canada James Kerr, Thomas McElroy và David Wardle thiết lập năm 1992. Sau đó, chỉ số này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Khí tượng thế giới chấp nhận và tiêu chuẩn hóa vào năm 1994.

Chỉ số UV được các nước trên thế giới sử dụng vào dự báo thời tiết hằng ngày cho công chúng được biết, hiện chỉ số này được tính chi tiết đến từng giờ trong ngày. Chỉ số UV trong một ngày thay đổi tùy theo các yếu tố:

- Thời gian: Mạnh nhất từ 10h sáng đến 4h chiều. Cao nhất là vào giữa trưa.

- Mùa: Ở các nước ôn đới cường độ UV mạnh nhất là vào mùa xuân và hè. Các nước nhiệt đới thì hầu như quanh năm.

- Vị trí địa lý: Càng gần xích đạo thì cường độ UV càng lớn.

- Cao độ: Càng cao thì cường độ UV càng mạnh.

- Mây: Một số loại mây có thể ngăn cản một loại tia UV, số khác thì lại phản xạ tia UV xuống mặt đất.

- Sự phản xạ bề mặt của vật chất: Bê tông, mặt nước, tuyết, cát và ngay cả cỏ có thể phản xạ tia UV làm tăng cường độ phơi nhiễm cho con người và các động vật khác.

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường? - Ảnh 4.

Bảng chỉ số tia UV và những ảnh hưởng đối với sức khỏe - Nguồn: WHO, US.EPA

Mục đích của chỉ số này là để giúp mọi người bảo vệ mình khỏi tia cực tím, vì việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, ức chế miễn dịch và ung thư da.

Các tổ chức y tế quốc gia khuyến cáo người dân tự bảo vệ mình (ví dụ, bằng cách thoa kem chống nắng cho da và đội mũ) khi chỉ số UV đạt 3 hoặc cao hơn.

Các bước tự bảo vệ trước tia UV

Tia UV ở TP.HCM chạm mốc 12, điều gì xảy ra với người đi đường? - Ảnh 5.

Các bước tự bảo vệ trước tia UV - Nguồn: Wikipedia

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da trước tia UVB. Kem chống nắng có nhiều mức chỉ số SPF, nhưng thông dụng nhất là 3 chỉ số: SPF 15 (ngăn được 93% tia UVB), SPF 30 (ngăn được 97% tia UVB) và SPF 50 (ngăn được 98% tia UVB).

Ví dụ bình thường làn da tự nhiên của một người có khả năng chống nắng trong khoảng 10 phút, khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15, lúc này làn da người đó có khả năng chống nắng trong khoảng thời gian 150 phút.

Tuy nhiên những thông số trên chỉ là thước đo cơ bản và có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế từng loại da, sự thay đổi do tăng/giảm cường độ ánh sáng mặt trời và lượng kem chống nắng đã sử dụng.

Cần lưu ý là không phải chỉ số SPF càng cao là càng tốt, như kem chống nắng có chỉ số SPF 75 hoặc SPF 100 cũng chỉ tốt hơn loại SPF 30 chút ít mà thôi. Điều quan trọng nhất là kem phải ngăn được cả hai loại tia UVA và UVB mới là tốt.

Trời nắng nóng, phòng chống tia UV thế nào?

TTO - Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trong những ngày nắng gắt. Bạn cần chuẩn bị gì để chống lại tia UV nguy hại?

ĐỒNG LỘC (Nguồn: WHO, FDA, Cancer.org, Thoughtco Science)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp