24/01/2024 13:19 GMT+7

Tia laser trị giá 12 USD hạ gục máy bay không người lái triệu USD

Một tia laser duy nhất nhắm chính xác vào một máy bay không người lái (drone) nhỏ xíu, đang bay với tốc độ chóng mặt ở khoảng cách rất xa, và ngay lập tức chiếc drone lao xuống biển.

Bắn thử hệ thống laser Dragonfire  -  Ảnh: UK MINISTRY OF DEFENCE

Bắn thử hệ thống laser Dragonfire - Ảnh: UK MINISTRY OF DEFENCE

Không một âm thanh nào, không thương vong về người, không có tiếng nổ lộn xộn - một chiếc drone trị giá hàng triệu USD bị hạ gục hoàn toàn chỉ bằng một tia laser có giá thấp hơn một chai rượu ngon, theo tạp chí Fortune.

Một nhóm nhà khoa học và kỹ sư Anh đã chứng minh thành công bằng một công nghệ khả thi có thể xuất hiện trên chiến trường trong vòng 5-10 năm tới.

Hệ thống laser DragonFire - thuộc một chương trình nghiên cứu công nghệ trị giá 30 triệu bảng Anh được triển khai vào năm 2017.

Hệ thống có sự tham gia của Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ quốc phòng của Chính phủ Anh, nhà sản xuất tên lửa MBDA, Công ty hàng không vũ trụ Leonardo UK và Công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ. 

Hệ thống này đã vượt qua thử nghiệm thực địa đầu tiên bằng cách bắn hạ một số drone khỏi bờ biển Scotland bằng chùm tia laser.

Loại máy bay không người lái bán tự động có khả năng gây sát thương với độ chính xác cao. Chúng là biểu tượng đặc trưng chủ yếu trên các chiến trường hiện đại, bao gồm ở Ukraine và các tuyến đường hải quân thương mại ở Biển Đỏ.

Việc bắn hạ chúng không hề dễ dàng và thường phải bắn những tên lửa có giá lên tới 1 triệu bảng Anh/quả (hơn 1,2 triệu USD). 

Hệ thống phòng thủ kiểu này rất tốn kém và có nguy cơ gây ra thiệt hại tài sản đáng kể. Vì nếu tên lửa trượt mục tiêu, cuối cùng nó sẽ hạ cánh ở đâu đó và vẫn phát nổ.

Tuy nhiên, với công nghệ quốc phòng mới, chỉ cần dùng tia laser can thiệp vào hệ thống điều khiển và định vị của chiếc drone để tắt hoạt động của nó là quá đủ.

Tia laser là những chùm ánh sáng đặc biệt và có bức xạ điện từ đặc biệt. Một tia laser đủ mạnh có thể gây nhiễu bất kỳ thiết bị điện tử nào, khiến thiết bị đó gặp trục trặc.

So với tên lửa, hệ thống laser công suất cao có nhiều lợi thế chiến lược. Nó rẻ đến mức đáng kinh ngạc, tốn chưa đến 12 USD mỗi lần bắn.

Laser cũng không có nguy cơ gây thiệt hại tài sản. Ngay cả khi tia laser bắn trượt mục tiêu, nó vẫn tiếp tục truyền lên không gian và cuối cùng bị hấp thụ và phân tán trong khí quyển.

Tia laser là một chùm ánh sáng nên nó chỉ truyền theo đường thẳng, bất kể trọng lực. Ngoài ra, chúng thường bao phủ một khu vực nhỏ khoảng vài mm.

Chùm tia laser đã được sử dụng trên chiến trường từ khá lâu. Chúng chủ yếu được sử dụng để theo dõi mục tiêu, viễn thám và ngắm bắn chính xác.

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên loại công nghệ này được chứng minh là có hiệu quả trong một ứng dụng mang tính đột phá.

Lần đầu tiên các nhà khoa học dùng tia laser chuyển hướng tia sétLần đầu tiên các nhà khoa học dùng tia laser chuyển hướng tia sét

Các nhà khoa học công bố họ sử dụng chùm tia laser để dẫn dắt tia sét thành công. Kỹ thuật này sẽ giúp bảo vệ các công trình chống lại những tia sét tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp