18/02/2025 15:43 GMT+7

Tỉ lệ thừa cân béo phì, thừa muối tại TP.HCM vẫn ở mức báo động

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tỉ lệ thừa cân béo phì ở các nhóm tuổi tại TP còn gia tăng, người dân sử dụng muối vượt xa so với khuyến cáo.

TP.HCM đối diện thách thức dinh dưỡng do tỉ lệ thừa cân, béo phì, thừa muối ở mức cao - Ảnh 1.

Tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì ở mọi nhóm tuổi tại TP.HCM ngày càng nhiều - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 18-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay trong năm 2024, với sự nỗ lực của toàn ngành y tế, TP đã đạt được mục tiêu giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi duy trì mức thấp 4,5%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 5,8% (năm 2024).

Hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ mang thai được triển khai đồng bộ và hiệu quả, chưa ghi nhận tình trạng thiếu vitamin A trên lâm sàng. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, lối sống tĩnh tại, nhận thức về dinh dưỡng hợp lý ở người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Còn tình trạng mất cân đối trong chế độ ăn uống như ăn ít rau xanh, trái cây, thói quen ăn mặn, nhiều chất béo… ảnh hưởng đến việc gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở các nhóm tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Số liệu báo cáo cũng ghi nhận người dân TP sử dụng bình quân 8,5g muối/ngày, cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là dưới 5g muối/ngày.

Trong năm 2025 TP sẽ tăng cường giáo dục dinh dưỡng, thay đổi hành vi; tư vấn cải thiện bữa ăn gia đình và suất ăn tập thể; giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động dinh dưỡng…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm các biến chứng về cơ xương, tiểu đường type 2, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và có mối liên quan đến 13 loại ung thư.

Chi phí xã hội sẽ cao hơn do tình trạng sức khỏe liên quan đến thừa cân.

Nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn mặn gây tăng huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương; tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Thừa cân béo phì tại TP.HCM gia tăng hằng năm

Báo cáo của UBND TP.HCM cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi của TP tăng từ 11,1% (năm 2017) lên 13,6% (năm 2022), trong khi so với toàn quốc là 11,1% (năm 2020).

Tỉ lệ này thể hiện rất cao ở lứa tuổi học đường, tăng từ 41,4% (năm 2014) lên 43,4% (năm 2020), trong khi so với toàn quốc là 26,8% (năm 2020). Đặc biệt, tỉ lệ này cao nhất ở học sinh tiểu học chiếm tỉ lệ 56,9%.

Thừa cân béo phì ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại TP.HCM cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 37,1% (năm 2020) so với toàn quốc là 20,6% (từ 19 - 64 tuổi, năm 2020).

TP.HCM đối diện thách thức dinh dưỡng do tỉ lệ thừa cân, béo phì, thừa muối ở mức cao - Ảnh 3.Trẻ em Việt thừa cân, béo phì cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp