20/08/2024 17:57 GMT+7

Thụy Sĩ treo thưởng 54.000 USD để trục vớt hàng nghìn tấn đạn dưới hồ

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ treo giải thưởng gần 54.000 USD cho các sáng kiến an toàn để trục vớt số đạn dược khổng lồ nằm bên dưới các hồ nước nơi đây.

Thụy Sĩ treo thưởng 54.000 USD để trục vớt hàng nghìn tấn đạn dưới hồ - Ảnh 1.

Đạn dược được đổ dưới hồ Brienz ở dãy núi Alps (Thụy Sĩ) - Ảnh: AFP

Theo Đài BBC, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đang tổ chức cuộc thi nhằm tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và an toàn để thu hồi số đạn dược nằm bên dưới các hồ nước của quốc gia này.

Phần thưởng trị giá gần 54.000 USD (tương đương 1,4 tỉ đồng) sẽ được chia đều cho ba ý tưởng xuất sắc nhất vào tháng 4-2025.

Các ý tưởng này có thể không được triển khai ngay lập tức, nhưng sẽ được xem xét như nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu thêm hoặc triển khai các dự án nghiên cứu khác.

Hai mối nguy hiểm chính

Thụy Sĩ treo thưởng 54.000 USD để trục vớt hàng nghìn tấn đạn dưới hồ - Ảnh 2.

Việc đổ đạn dược xuống hồ nước trước đây được xem là một biện pháp xử lý an toàn - Ảnh: BBC

Trong khoảng thời gian dài, quân đội Thụy Sĩ đã sử dụng các hồ nước Lucerne, Thun và Neuchatel như một nơi đổ bỏ đạn dược cũ và tin rằng có thể tiêu hủy chúng an toàn tại đây.

Chỉ tính riêng hồ Lucerne đã có tới 3.300 tấn đạn dược nằm bên dưới đáy hồ. Ở hồ Neuchatel, con số này lên tới 4.500 tấn vì nơi đây vẫn được sử dụng để không quân Thụy Sĩ thực hành ném bom cho đến năm 2021.

Một số đạn dược nằm ở độ sâu 150-220m, nhưng có những quả nằm ngay dưới bề mặt hồ Neuchatel và chỉ cách mặt nước vỏn vẹn 6-7m.

Nhà địa chất học người Thụy Sĩ Marcos Buser, người từng tư vấn cho chính phủ về vấn đề này, cho biết việc vẫn để số đạn dược lên đến hàng nghìn tấn dưới hồ sẽ mang đến hai mối nguy hiểm chính.

Thứ nhất, dù số đạn này nằm dưới nước, chúng vẫn có nguy cơ phát nổ trong tương lai, mà một trong số các nguyên nhân sẽ đến từ việc “quân đội đã quên không tháo ngòi nổ trước khi đổ đạn dược xuống hồ”.

Thứ hai là nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm ô nhiễm nguồn nước và đất vì chất hóa học TNT bên trong các viên đạn này có độc tính cao, từ đó làm ô nhiễm nước hồ và trầm tích.

Chính quyền Thụy Sĩ thừa nhận các yếu tố liên quan đến tầm nhìn kém, sắt từ tính và khối lượng của từng loại đạn dược sẽ khiến “quá trình trục vớt an toàn và thân thiện với môi trường trở thành một thách thức lớn”, có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm của các hồ này.

Không phải lần đầu

Đây không phải là lần đầu tiên Thụy Sĩ phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến số đạn dược cũ đã không được giải quyết một cách cẩn thận và an toàn.

Năm 1947, ngôi làng miền núi Mitholz (bang Bern, Thụy Sĩ) đã phải trải qua một vụ nổ khủng khiếp khi 3.000 tấn đạn dược được quân đội cất giữ ở ngọn núi gần đó phát nổ. Vụ việc đã khiến 9 người thiệt mạng và toàn bộ ngôi làng bị phá hủy.

Tưởng chừng giờ đây người dân ở Mitholz đã có được cuộc sống yên bình, nhưng vào năm 2021, quân đội Thụy Sĩ cho biết vẫn còn 3.500 tấn đạn dược chưa phát nổ bị chôn vùi trong các dãy núi nơi đây.

Vì vậy, phía quân đội đã yêu cầu dân làng phải rời khỏi nhà trong vòng mười năm để tiến hành công tác dọn dẹp.

Thậm chí ở các dòng sông băng, nơi giờ đây đang bị tan ra do hậu quả của biến đổi khí hậu, lớp băng tan đã hé lộ những loại đạn dược được Thụy Sĩ sử dụng và còn sót lại từ các cuộc huấn luyện trên núi cao cách đây hàng thập kỷ.

Thụy Sĩ treo thưởng 54.000 USD để trục vớt hàng nghìn tấn đạn dưới hồ - Ảnh 3.

Khung cảnh tan hoang của làng Mitholz sau vụ nổ - Ảnh: BBC

Thụy Sĩ treo thưởng 54.000 USD để trục vớt hàng nghìn tấn đạn dưới hồ - Ảnh 4.Chuyên cơ gặp sự cố nghiêm trọng, ngoại trưởng Mỹ mắc kẹt ở Thụy Sĩ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bị mắc kẹt một thời gian ngắn ở Davos (Thụy Sĩ) khi chuyên cơ của ông gặp "sự cố nghiêm trọng". Báo chí, trợ lý đi cùng ông phải đi máy bay thương mại về nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp