01/02/2024 10:44 GMT+7

Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?

Cầu Trung Hà vẫn trơ trụ móng dù các nhà máy thủy điện xả hàng tỉ m³ nước phục vụ vụ đông xuân. Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ cho hay việc sửa chữa cần được phê duyệt và cấp phép.

Cầu Trung Hà nằm trên quốc lộ 32, tuyến huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Con sông Đà nơi cầu bắc qua tiếp tục cạn trơ đáy sau đợt xả nước gieo cấy vụ đông xuân 2024 - Ảnh: HỒNG QUANG

Cầu Trung Hà nằm trên quốc lộ 32, tuyến huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Con sông Đà nơi cầu bắc qua tiếp tục cạn trơ đáy sau đợt xả nước gieo cấy vụ đông xuân 2024 - Ảnh: HỒNG QUANG

Miền Bắc vừa kết thúc đợt 1 lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2023, đơn vị chức năng cho biết các hồ thủy điện trên hệ thống đã xả hơn 1,89 tỉ m3 nước cho đợt này. Trong đó, các hồ thủy điện trên dòng chính sông Đà chiếm đa số. 

Nằm trên quốc lộ 32 huyết mạch nối Hà Nội và Phú Thọ, cầu Trung Hà được xây dựng bắc qua dòng chính sông Đà. 

Cuối tháng 12-2023, Cục Đường bộ Việt Nam cùng Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đã kiểm tra và xác định lòng sông Đà dưới cầu đang bị xói lở mạnh, đặc biệt khu vực xung quanh trụ T11 và T12 (các trụ trên hệ cọc đóng).

Tại đây, vốn có cọc móng dài 12-13m nhưng hiện chỉ có 6-8m ngập trong đất cát, gần một nửa chiều dài cọc còn lại đã lộ rõ ra ngoài. Cơ quan chức năng đánh giá điều này làm suy giảm khả năng chịu lực, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cầu.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sau đợt xả nước đổ ải lần thứ nhất, sông Đà tiếp tục cạn trơ đáy. Các trụ T11 và T12 (phía bờ tỉnh Phú Thọ) vẫn trơ trụ móng. Điểm mới nhất tại đây là 2 camera được lắp đặt nhằm theo dõi tình hình xói lở tại 2 trụ cầu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ Nguyễn Chí Lợi cho hay việc sửa chữa cầu Trung Hà chưa được tiến hành, nguyên nhân là đơn vị chức năng đang xin ý kiến và chờ Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án, bao gồm cả trước mắt và lâu dài.

Cầu Trung Hà được đầu tư xây dựng từ năm 1999 với chiều dài 743m. Mố cầu và 4 trụ được thiết kế kết cấu bằng bê tông cốt thép trên hệ cọc đóng. Ngoài ra, 9 trụ còn lại được thi công bằng bê tông cốt thép trên hệ cọc khoan nhồi - Ảnh: HỒNG QUANG

Cầu Trung Hà được đầu tư xây dựng từ năm 1999 với chiều dài 743m. Mố cầu và 4 trụ được thiết kế kết cấu bằng bê tông cốt thép trên hệ cọc đóng. Ngoài ra, 9 trụ còn lại được thi công bằng bê tông cốt thép trên hệ cọc khoan nhồi - Ảnh: HỒNG QUANG

Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 4.
Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 5.

Hai trụ cầu T11 và T12 tiếp tục trơ cọc móng dù các hồ thủy điện đang trong đợt xả hàng tỉ m3 nước gieo cấy vụ đông xuân 2024 - Ảnh: HỒNG QUANG

Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 6.
Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 7.
Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 8.

Hai trụ này nằm ở bờ sông thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Trong đó, trụ T12 nằm ở sát bờ sông. Người dân cho hay những ngày qua nước dâng cao, có lúc ngập quá nửa phần cọc bị lộ ra ngoài - Ảnh: HỒNG QUANG


Một số cọc bị xiêu vẹo, thậm chí gần rời hẳn ra khỏi trụ cầu, làm giảm khả năng chịu lực - Ảnh: HỒNG QUANG

Một số cọc bị xiêu vẹo, thậm chí gần rời hẳn ra khỏi trụ cầu, làm giảm khả năng chịu lực - Ảnh: HỒNG QUANG

Phía bờ sông sát đó cũng có dấu hiệu sạt lở - Ảnh: HỒNG QUANG

Phía bờ sông sát đó cũng có dấu hiệu sạt lở - Ảnh: HỒNG QUANG

Cơ quan chức năng hiện lắp 2 camera quanh khu vực này để theo dõi diễn biến xói lở - Ảnh: HỒNG QUANG

Cơ quan chức năng hiện lắp 2 camera quanh khu vực này để theo dõi diễn biến xói lở - Ảnh: HỒNG QUANG

Theo Cục Thủy lợi, nguyên nhân chính dẫn đến lòng sông dưới chân cầu Trung Hà bắc qua sông Đà (nối Hà Nội với Phú Thọ) bị xói lở nói riêng và hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình nói chung là do khai thác cát. Trong ảnh là một bãi tập kết cát ngay sát chân cầu - Ảnh: HỒNG QUANG

Theo Cục Thủy lợi, nguyên nhân chính dẫn đến lòng sông dưới chân cầu Trung Hà bắc qua sông Đà (nối Hà Nội với Phú Thọ) bị xói lở nói riêng và hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình nói chung là do khai thác cát. Trong ảnh là một bãi tập kết cát ngay sát chân cầu - Ảnh: HỒNG QUANG

Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 13.
Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 14.
Thủy điện vừa xả hàng tỉ m³ nước, tình trạng xói lở cầu Trung Hà hiện ra sao?- Ảnh 15.

Cơ quan chức năng đã tổ chức phân luồng, gắn biển cảnh báo và thường trực canh gác để không cho xe trọng tải lớn qua cầu - Ảnh: HỒNG QUANG

Đề xuất sửa chữa, chống xói lở trụ cầu Trung Hà theo hai bướcĐề xuất sửa chữa, chống xói lở trụ cầu Trung Hà theo hai bước

Các trụ cầu Trung Hà bị xói lở sẽ được sửa chữa thông qua hai bước, nhằm đảm bảo an toàn cho cây cầu nối Hà Nội với Phú Thọ qua sông Đà.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp