26/10/2021 12:44 GMT+7

Thủy điện, thủy lợi xả lũ ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão như thế nào?

D.THANH - T.TÂN - M.VINH - M.CHIẾN - D.NGỌC
D.THANH - T.TÂN - M.VINH - M.CHIẾN - D.NGỌC

TTO - Chiều 26-10, ven biển Bình Định - Ninh Thuận có gió cấp 6, giật cấp 7-8. Từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to. Vậy các thủy điện, thủy lợi xả lũ ứng phó ra sao?

Thủy điện, thủy lợi xả lũ ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão như thế nào? - Ảnh 1.

Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ - Ảnh: NGỌC CHUNG

Tại Phú Yên, trưa 26-10, ông Trần Lý - tổng giám đốc thủy điện Sông Ba Hạ - cho biết trong ngày 25-10, do mưa lớn và lượng nước lũ từ thượng nguồn đổ về hồ nhiều, nên thủy điện này đã xin ý kiến lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên cho phép nâng dần lượng xả lũ từ 300m3/s lên 600m3/s rồi 1.200m3/s theo quy trình.

Tuy nhiên, do lũ về hồ thấp hơn dự báo nên sáng 26-10, thủy điện Sông Ba Hạ ở Phú Yên đã giảm lượng xả lũ và chạy máy từ 1.400m3/s (từ trưa hôm trước) xuống còn 1.200m3/s.

"Hiện nay nước lũ về hồ thủy điện Sông Ba Hạ là 1.060m3/s, nhưng thủy điện chủ động chạy máy và xả tràn về hạ du lượng nước nhiều hơn để đề phòng nếu áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở thượng nguồn thì thủy điện không phải xả lũ ồ ạt, gây nguy hiểm cho hạ du" - ông Lý nói.

Tại Khánh Hòa, hồ chứa nước Đá Đen từ 14h ngày 25-10 đã xả điều tiết nước (lưu lượng điều tiết lớn nhất 20m3/s) để đón lũ do ảnh hưởng của áp thấp. Việc xả nước có thể gây ngập cục bộ tại một số khu vực hạ du các xã Xuân Sơn và xã Vạn Lương với mức ngập cao nhất là 0,6m.

Hồ Hoa Sơn từ 8h ngày 26-10 đã xả điều tiết nước (lưu lượng điều tiết lớn nhất 100m3/s). Việc này có thể gây ngập cục bộ tại một số khu vực hạ du các xã Vạn Phước và xã Vạn Long.

Trước khi tiến hành xả điều tiết nước, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa đã thông báo cho chính quyền và nhân dân các địa phương vùng hạ du chuẩn bị các phương án ứng phó.

Tại Đắk Lắk, ông Nguyễn Đức - phó giám đốc Công ty thủy điện Buôn Kuốp (đơn vị vận hành nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpốk 3) - cho biết từ đêm 25-10, hồ chứa thủy điện Buôn Tua Srah và Srêpốk 3 bắt đầu thực hiện chế độ vận hành “hạ thấp mực nước hồ” để đảm bảo an toàn hồ đập.

Trong 48 giờ, hồ Buôn Tua Srah tăng thêm lưu lượng xả tràn từ 54-108m3/s so với hiện tại (tổng xả về hạ du từ 310-400m3/s, bao gồm lưu lượng chạy máy tăng thêm.

Hồ Srêpốk 3 tăng lưu lượng xả tràn từ 70-175m3/s so với thời điểm hiện tại (tổng xả về hạ du từ 800-900m3/s (bao gồm lưu lượng chạy máy tăng thêm).

Tại Lâm Đồng, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ), có tổ hợp máy phát tại Lâm Đồng, đã thông báo tăng lưu lượng xả nước qua đập tràn Hàm Thuậm.

Công ty ĐHĐ đã tăng lưu lượng xả qua đập tràn hồ Hàm Thuận từ 100m3/s lên 150m3/s từ 10h ngày 25-10 và có thể điều chỉnh tăng, giảm tùy theo diễn biến tình hình thời tiết trên lưu vực hồ chứa.

Tại Ninh Thuận, ông Lê Huyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết tỉnh giao Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình áp thấp nhiệt đới, lũ để tích trữ và xả lũ các hồ chứa đảm bảo đúng quy trình vận hành, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho nhân dân phía hạ lưu.

Công ty phải thông báo cho chính quyền địa phương phổ biến đến nhân dân vùng hạ lưu ít nhất 6 giờ trước khi xả lũ, để sơ tán dân ở vùng hạ lưu đến nơi an toàn.

Cưỡng chế di dời lồng bè, nhà ở trái phép trên sông

Trưa 26-10, ông Nguyễn Đức - phó giám đốc Công ty thủy điện Buôn Kuốp - cho biết hiện còn một số hộ dân (trên địa bàn Đắk Lắk và Đắk Nông) nuôi bè cá tự phát trên sông.

Đặc biệt, một ngôi nhà trái phép xây dựng trên một cù lao thuộc huyện Cư Jut (Đắk Nông) nên công ty đã đề nghị địa phương cưỡng chế di dời vì khi xả lũ khu vực này sẽ rất nguy hiểm.

“Do dịch COVID-19 nên việc tiếp xúc lãnh đạo các địa phương có hạn chế, công ty đã lập nhóm Zalo cảnh báo lũ. Khi có thông tin về dự báo thời tiết, bản tin xả lũ, các văn bản chỉ đạo… đều sẽ được chuyển lên đây để lãnh đạo các địa phương biết, phối hợp cảnh báo người dân”, ông Đức nói.

Trong khi đó, ông Nghiêm Hồng Quang - chủ tịch UBND huyện Cư Jut - cho biết huyện kiên quyết di dời các bè cá tự phát khỏi khu vực hạ du, đồng thời cưỡng chế di dời những hộ dân có nhà trái phép trên cù lao sông, lấn chiếm hành lang sông để đảm bảo an toàn trước khi thủy điện xả lũ.

TRUNG TÂN

Vụ thủy điện Đắk Mi xả lũ: Vẫn chưa thể thống nhất mức đền bù Vụ thủy điện Đắk Mi xả lũ: Vẫn chưa thể thống nhất mức đền bù

TTO - Thủy điện xả lũ sau bão số 9 (tháng 10-2020) ảnh hưởng 900 hộ dân, hư hỏng công trình dân sinh. Thiệt hại được xác định 16 tỉ đồng, huyện yêu cầu bồi thường 13 tỉ, thủy điện chỉ "hỗ trợ" 3,3 tỉ.

D.THANH - T.TÂN - M.VINH - M.CHIẾN - D.NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp