Đại tiệc "siêu trăng máu" quan sát được từ nhiều nước tối 26-5. Trong ảnh: Một người dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc mặt trăng to và tròn nhất trong năm - Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, trăng tròn tối 26-5 là "siêu trăng" lớn nhất trong năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần sau 2 năm vắng bóng.
Trong thời gian nguyệt thực, trăng tròn sẽ đi qua bóng của Trái đất và do có màu đỏ nên được gọi là "trăng máu". Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng bị tán xạ qua bầu khí quyển của Trái đất khiến Mặt trăng trông như Mặt trời lúc hoàng hôn.
Thời điểm trăng tròn cũng là lúc quỹ đạo Mặt trăng gần Trái đất nhất nên khiến nó có vẻ lớn hơn bình thường khoảng 7% và sáng hơn 15%, theo các nhà thiên văn học. Trăng tròn của tháng 5 còn được gọi là "Trăng hoa" vì nó xảy ra khi những bông hoa mùa xuân chớm nở.
Các nhóm thiên văn và những người yêu thích các hiện tượng kỳ thú của tự nhiên đã không bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng "siêu trăng máu".
Tại Việt Nam, ở một số khu vực trời quang đãng, người dân có thể quan sát hiện tượng "siêu trăng máu" từ 18h11 đến 18h25 ngày 26-5. "Siêu trăng máu" năm nay xảy ra trùng với ngày lễ Phật đản của Phật giáo nên mang ý nghĩa tâm linh với một số người.
Siêu trăng lần tới sẽ xuất hiện vào ngày 15 và 16-5-2022, theo Reuters.
"Siêu trăng máu" quan sát từ công viên Titi Banda tại Bali, Indonesia tối 26-5. Màu sắc của mặt trăng và bức tượng khiến bầu không khí nhuốm màu thần bí - Ảnh: REUTERS
"Siêu trăng máu" tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: REUTERS
"Siêu trăng" quan sát từ chân núi đặt tượng Chúa Kito cứu thế ở Brazil - Ảnh: REUTERS
"Siêu trăng máu" lấp ló như bẽn lẽn sau đền thờ thần biền Poseidon ở Hi Lạp - Ảnh: REUTERS
Khung cảnh tại đền Plaosan của Indonesia trở nên khác lạ đêm 26-5 vì "siêu trăng máu" - Ảnh: REUTERS
Khoảnh khắc một chiếc máy bay lướt ngang Mặt trăng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần đang diễn ra ở Thẩm Dương, Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình THX
"Siêu trăng máu" tại Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình THX
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang, đổ ra khu vực thoáng đãng để quan sát "siêu trăng máu" tối 26-5. Khác với nhật thực, hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn quan sát được bằng mắt thường - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận