Bạn đọc có địa chỉ email thuct6t@... phân tích: “Khác nhau từ ngữ chứ có khác gì về nội dung? Sao lại không cấm được? “Thi” hay “kiểm tra” gì nội dung cũng như nhau, sao không cấm luôn được? Các nhà lãnh đạo ngành giáo dục hãy cắt bỏ ngay “khối u” tư tưởng bệnh thành tích đi...”.
4.435 Là tổng số email bạn đọc gửi về tòa soạn phản hồi các tin bài trên Tuổi Trẻ trong tuần qua. Trong đó, các tin bài sau đây được nhiều bạn đọc quan tâm, bình luận: Xung quanh vụ (603 ý kiến), (273 ý kiến), (206 ý kiến), (206 ý kiến), (155 ý kiến)... |
“Đọc bài này tôi chỉ biết kêu “trời!” một cách quá ngán ngẩm. Thật không thể nào hiểu nổi chúng ta đang làm giáo dục kiểu gì nữa. Làm ơn dẹp ngay tình trạng này cho các cháu nhỏ được nhờ. Chúng ta làm giáo dục kiểu này thật không giống ai cả. Chưa học lớp 1 mà đã bị áp lực học hành, thi cử như thế này thì làm sao các cháu có đủ tinh thần, sức khỏe, sáng tạo để học tốt được? Đề nghị dẹp ngay tình trạng này” - bạn đọc có địa chỉ email xuan.ha21@... bức xúc.
Áp lực học hành, thi cử đè nặng lên tuổi thơ của các cháu nhỏ khiến nhiều phụ huynh thấy xót xa. Bạn đọc có địa chỉ email phungdoanduy@... viết: “Tôi có hai con, một học lớp 4, một học mẫu giáo. Tôi thấy con tôi học lớp 4 quá vất vả: sáng đến trường, chiều về nhà cô (gia đình tự nguyện gửi con cho cô để đi làm), tối về học thêm. Thời gian học tập gần như chiếm hết quỹ thời gian chơi và sinh hoạt cộng đồng của cháu. Vào mỗi dịp ôn thi (kỳ 1, kỳ 2), tôi thấy con có quá nhiều bài phải ôn: toán, tiếng Việt (đọc, viết chính tả, làm văn), khoa học, địa lý, lịch sử (ba môn này cô cho hướng dẫn ôn thi kỳ 1: 240 câu, kỳ 2 có giảm chút ít: khoảng 100 câu), tiếng Anh. Mới 10 tuổi đầu, thử hỏi chúng có thể tư duy học tập để học thuộc và ghi nhớ nổi các vấn đề xã hội, lịch sử, địa lý và khoa học hay không? Nhìn con tối tăm mặt mày học tập mà thương, nhưng kêu con học ít cũng không được vì cô giáo giao về nhà phụ huynh phải kiểm tra và ký tên nếu cháu học thuộc...”. Nêu ra thực tế này, bạn đọc phungdoanduy@... đề nghị ngành giáo dục nên cắt giảm chương trình học cho hợp lý.
Cuộc chạy đua tìm trường lớp cho con không phải đến khi các cháu vào lớp 1 mới căng thẳng. Bạn đọc kieununinh@... kể: “Không chỉ lớp 1 không đâu, ở địa phương tôi (Quảng Ngãi) một tỉnh lẻ bé nhỏ mà vào mầm non cũng đã khó rồi. Năm học cũ chưa kết thúc nhưng hồ sơ nhập học của một trường mầm non đã hết khi nhà trường... chưa bán hồ sơ! Thật là buồn cười!”.
Nhìn nhận vấn đề này, nhiều bạn đọc cho rằng một phần cũng do bệnh thành tích của cha mẹ học sinh. “Cha mẹ cứ muốn con mình phải hơn con người ta, phải được vào học trường mà mình muốn. Trường có 100 chỗ mà 400 em xin vào học thì xử lý kiểu gì? Không cho thi, không cho kiểm tra thì đấu giá xem ai trả tiền cao hơn à? Trong trường thì ai cũng muốn con mình thành học sinh giỏi, mà lại muốn giỏi nhất cơ. Bắt trẻ em học thêm phần lớn do cha mẹ hay do ai? Lớp của con tôi phần lớn các cháu học thêm ở nhà cô, con tôi không học cũng có thấy vấn đề gì đâu, cô giáo có nói gì đâu. Cháu không học thêm nên có bài làm được mà cũng có bài không làm được, cũng có làm sao đâu” - bạn đọc dinhthovan@... đặt vấn đề.
Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc có địa chỉ email phuonganhnhienltv@... đề nghị: “Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, chạy ngược chạy xuôi và kéo con mình vào vòng luẩn quẩn đó. Trẻ em có quyền đến trường và có chỗ học, phụ huynh hãy dành thời gian gần gũi, theo sát việc học của con, động viên và khích lệ con thường xuyên thì việc học ở đâu, trường nào sẽ không còn là vấn đề lo ngại nữa”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận