29/11/2017 20:36 GMT+7

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống...

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Phát sóng đến tập 8, Thương nhớ ở ai đang tạo nên những thương nhớ với khán giả màn ảnh nhỏ.

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 1.

Một cảnh trong Thương nhớ ở ai - VFC

Thương nhớ ở ai chọn câu chuyện về thân phận của người phụ nữ làm trọng tâm. Đề tài về nông thôn không dễ hút người xem, vì thế tình cảm của khán giả dành cho phim khiến tôi rất bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi khán giả xem phim không chỉ là những người có trải nghiệm mà đông đảo bạn trẻ ở lứa tuổi 8X, 9X cũng thích xem phim. Ngoài cảm nhận những cảnh đẹp của làng quê mình, họ còn nhìn thấy trong phim những câu chuyện đáng suy nghĩ. Các bạn 8X, 9X sống ở thành phố đâu biết gì về chiến tranh, qua bộ phim họ đã hiểu hơn về quá khứ, về một giai đoạn đã qua của lịch sử.

Ông ĐỖ THANH HẢI - giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam.

"Lâu lắm rồi mới được thấy một bộ phim đáng xem và đáng nghĩ như thế này", "Thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống một quãng đời như vậy. Hóng mỗi chiều thứ bảy và chủ nhật để xem phim"... 

Đây là một vài trong số các ý kiến bình luận của khán giả trên fanpage của phim.

Trailer Thương nhớ ở ai

Áo mới cho "người" cũ

Thương nhớ ở ai được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng. 

Cách đây 18 năm, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã thực hiện phiên bản điện ảnh rất thành công. Giờ đây chính ông chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình dài 34 tập và cùng đạo diễn Bùi Thọ Thịnh thực hiện. 

Vì thế với những ai đã xem Bến không chồng thì Thương nhớ ở ai vừa quen vừa lạ. 

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng chia sẻ ông chỉ dựa vào kết cấu của tiểu thuyết Bến không chồng, còn Thương nhớ ở ai mới từ kịch bản cho tới diễn viên. 

Một số nhân vật được sáng tạo thêm để khắc họa thân phận người phụ nữ trong những bảy nổi ba chìm của số phận, thời cuộc.

Khán giả xem Thương nhớ ở ai không khỏi mê mẩn trước những cảnh đẹp trữ tình của miền quê Bắc Bộ: cây hoa gạo nở đỏ rực tháng 3, dòng sông xanh ngăn ngắt, lũy tre rợp bóng nghiêng che... 

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 4.

Cảnh phim Thương nhớ ở ai - VFC

Để có những cảnh đẹp trong phim, theo lời đạo diễn Bùi Thọ Thịnh, đoàn phim tìm kiếm những phong cảnh đẹp ở 18 làng quê từ miền Trung trở ra Bắc, rồi dùng kỹ xảo kết nối thành một ngôi làng với cây đa, bến nước, sân đình thuần chất Bắc Bộ. 

"Một phần quan trọng để tạo nên những cảnh quay đẹp đó là sự tham gia của 2.000 cảnh kỹ xảo" - đạo diễn Thịnh cho hay.

Âm nhạc trong phim được chú trọng. Những làn điệu mang đậm âm hưởng Bắc Bộ, tiếng đàn bầu nỉ non, lời ru con buồn ai oán... bồi đắp cảm xúc cho mạch phim. 

Đặc biệt trong tập 8 khán giả được thưởng thức một phân đoạn dài 11 phút âm nhạc. Những lời ca khiến cả làng Đông đêm đó không ai ngủ được. 

Nói như lời của chủ tịch xã Đột: "Hát cho bọn đàn bà đàn ông ở làng Đông này biết thế nào là yêu?". Rồi ông tự hỏi: "Làng Đông mấy ai biết yêu, mấy ai được yêu".

Hồng Kim Hạnh khóc hết nước mắt vì Thương nhớ ở ai Hồng Kim Hạnh khóc hết nước mắt vì Thương nhớ ở ai

TTO - 'Phim xem tập đầu thấy hay, thật cảm động', 'Thấy thương thấy tội cho anh Hớn và vợ con ảnh quá'... là chia sẻ của khán giả trên youtube khi xem Thương nhớ ở ai.

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 6.

Cảnh phim Thương nhớ ở ai - VFC

"Năm tháng không cho ta quên sự ân hận"

Ngôi làng gom hết những cảnh đẹp như tranh ấy lại chứa đựng những cơn sóng ngầm của lòng người: dữ dội, đau đớn và khát khao... 

Theo thông tin từ nhà sản xuất VFC, dù phim phát sóng trong giờ không đẹp lắm (trong chương trình Rubic 8, lúc 14h30 thứ bảy - chủ nhật trên VTV3) nhưng rating của Thương nhớ ở ai đạt cao nhất so với các phim từng chiếu trong cùng giờ này: 7%.

Đó là Hơn, cô gái trẻ xinh đẹp về làm dâu trong gia đình địa chủ. Sau cải cách ruộng đất, tài sản gia đình nhà chồng bị tịch thu, Hơn trắng tay rồi trở thành góa phụ và một mình nuôi con nhỏ. 

Là Nhân - cũng là góa phụ khi chồng hi sinh nơi chiến trường, cũng một mình nuôi ba con. Gặp lại người yêu cũ là Vạn khi anh trở về từ chiến trường, Nhân phải kìm nén ngọn lửa tình âm ỉ bởi sợ điều tiếng. 

Nương - ca nương hết thời trở về làng vướng vào tình yêu với chủ tịch xã tên Đột. 

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 8.

Cảnh phim Thương nhớ ở ai - VFC

Hạnh - con gái của Nhân, cô bé chứng kiến bao chuyện xảy ra trong làng và là người dẫn chuyện, sẽ gặp nhiều sóng gió. 

"Năm tháng xóa nhòa nỗi đau, nhưng năm tháng không cho ta quên sự ân hận...", lời tự sự của cô bé Hạnh như chất chứa bao ân oán cuộc đời.

Thương nhớ ở ai được VFC sản xuất cách đây ba năm. Hai năm sau dành cho hậu kỳ, kỹ xảo. 

Đạo diễn Bùi Thọ Thịnh cho biết đến lúc phim gần phát sóng anh vẫn còn miệt mài trong phòng dựng để chỉnh sửa: "Chúng tôi muốn làm một tác phẩm thiên về cảm xúc, đẩy cao tính nghệ thuật, vì thế chúng tôi đi theo lối kể chuyện dung dị, mộc mạc". 

Rồi anh bật mí: "Các tập sau sẽ khai thác sâu hơn về câu chuyện tình yêu giữa Đột và Nương. Ngoài ra là sự giằng xé giữa tình yêu và sự căm thù của Hơn đối với Vạn...".

Còn đạo diễn Lưu Trọng Ninh thì úp mở: "Kịch bản phim sẽ khác với tiểu thuyết. Tôi không tiết lộ cụ thể vì để khán giả chờ đợi xem nhưng chắc chắn phim hấp dẫn đến tập thứ 34!".

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 9.

Cảnh phim Thương nhớ ở ai - VFC

Thương nhớ ở ai: thương lắm, ông bà cha mẹ mình đã sống... - Ảnh 10.

Cảnh phim Thương nhớ ở ai - VFC

HOÀNG LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp