20/05/2019 14:59 GMT+7

Thương mại điện tử - ngành học 'lên ngôi' thời 4.0

PHƯƠNG NGUYỄN
PHƯƠNG NGUYỄN

TTO - Hiện nay, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 2-3 tỉ USD và trong 7 năm tới con số này được dự báo có thể lên đến 16-20 tỉ USD.

Thương mại điện tử - ngành học lên ngôi thời 4.0 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Vulcan Post

Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng của thời đại số hóa. Nói về lĩnh vực này, Bill Gates từng nhấn mạnh: "Từ 5-10 năm tới, nếu bạn không kinh doanh qua Internet thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa!".

Đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới cũng như hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm thông qua nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn của các doanh nghiệp thương mại.

Thiếu nhân lực chuyên môn cao

Hiện nay, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 2-3 tỉ USD và trong 7 năm tới con số này được dự báo có thể lên đến 16-20 tỉ USD. Đồng thời, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá về mức độ hấp dẫn đứng thứ 6 trên thế giới, trong khu vực chỉ sau Trung Quốc và Malaysia.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các công ty đại diện cho sự thành công trong lĩnh vực này trên thế giới gồm những "ông lớn" như Amazon, Ebay, Alibaba, và ở Việt Nam có Tiki, Vatgia, Lazada…

Tuy nhiên, một thực tế là các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang thiếu trầm trọng nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong năm 2017 có đến 31% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động liên quan đến công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

"Mình chọn theo học ngành này vì thấy nó rất tiềm năng. Từ những sản phẩm điện tử mới nhất vừa được ra mắt đến sách vở, tài liệu học tập… tất cả đều có thể đặt mua chỉ với một vài cái click chuột đơn giản.

Không có nhiều rào cản, không tốn nhiều chi phí như giao thương truyền thống, đây là lĩnh vực giúp mình có thể đến gần với ước mơ kinh doanh mà không cần nhiều vốn" - Bùi Ngọc Thảo Vi, sinh viên ngành thương mại điện tử Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, chia sẻ.

Lý thuyết song hành với thực tế

Ngành thương mại điện tử là sự giao thoa giữa kinh tế và công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực với kiến thức không chỉ tập trung vào các mảng nhỏ trong bài toán kinh doanh mà sẽ bao quát về tất cả những khía cạnh trong thương mại điện tử như: tiếp thị sản phẩm, chuỗi cung ứng, định giá và quản lý lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng. Trong đó, quan trọng nhất chính là cách suy nghĩ và quản trị một công ty thương mại điện tử…

Theo TS Nguyễn Hà Giang - trưởng khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, tùy vào tính chất của từng trường mà sự phân chia khối lượng kiến thức giữa kinh tế và công nghệ thông tin sẽ khác nhau.

"Những trường kinh tế tài chính sẽ đẩy mạnh việc cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp, khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết bị di động. Còn những trường công nghệ thông tin sẽ thiên về trang bị các kiến thức và kỹ năng để xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp".

TS Giang cũng cho biết thêm hiện nay hầu hết các trường đào tạo ngành thương mại điện tử đều kết nối sâu rộng với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đội ngũ lao động có tính thực tế ngay trên ghế nhà trường.

"Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tham gia một phần vào công tác đào tạo trong các học phần liên quan đến thực tế, cung cấp và hướng dẫn thực hành nền tảng, xây dựng và thẩm định đề cương học phần, hỗ trợ hướng dẫn và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tổ chức giao lưu, chia sẻ, hướng nghiệp, hay các cuộc thi về thương mại điện tử" - ông Giang nói.

Kỹ thuật viên thẩm mỹ - nghề Kỹ thuật viên thẩm mỹ - nghề 'hot' học nhanh, việc nhiều

TTO - Làm đẹp ngày càng là nhu cầu không thể thiếu của nhiều người trong đời sống hiện đại. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nghề này cũng được đòi hỏi ngày một nhiều hơn.

PHƯƠNG NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp