21/05/2013 19:45 GMT+7

Thương hiệu nước ngoài "sống sót" ở Mỹ như thế nào?

MINH ĐĂNG
MINH ĐĂNG

TTO - Các công ty nước ngoài xem thị trường Mỹ như "thánh địa" và đang dùng chính phương cách nhượng quyền thương mại biểu tượng của Mỹ để chinh phục dân Mỹ.

zjTJkMmo.jpgPhóng to
Chuỗi nhà hàng Yoshinoya bắt đầu nhượng quyền thương mại ở Mỹ năm 2008 và nay có 22 đơn vị nhượng quyền cùng 72 cửa hàng tại quốc gia này - Ảnh: Japan Today

Mc Donald's, KFC hay Subway đã và đang trở thành đại sứ của văn hóa Mỹ nhờ hình thức nhượng quyền. Trong khi mục tiêu của nhiều thương hiệu trong nước là xây dựng nền tảng tại Mỹ và cuối cùng là mở rộng trên toàn cầu, thì dưới con mắt doanh nghiệp nước ngoài, Mỹ lại là thị trường nhượng quyền thương mại quốc tế hấp dẫn.

Trong vài năm qua, khi nhượng quyền đã dần phổ biến ở mọi nơi, nhiều hãng đã "chinh chiến" thành công ở thị trường Mỹ khó tính bằng cách mà người Mỹ thành công ở nước họ. Có thể kể đến các thương hiệu: sữa chua Red Mango từ Hàn Quốc, hãng cho thuê xe lớn nhất châu Âu Sixt hay Cartridge World nhượng quyền thương mại từ Úc sở hữu 650 địa chỉ tại Bắc Mỹ.

Năm 1999, Aussie Pet Mobile khởi động 70 đơn vị nhượng quyền cung cấp đồ tắm và vật dụng cho vật nuôi trong nhà cho những gia đình bận rộn, đặc biệt là sản phẩm dành cho nuôi thú cưng di động (pet mobile). Hiện nay hãng này là một trong những hãng nhượng quyền hàng đầu ở Mỹ.

Đầu tiên, "pet mobile" là một trailer kéo phía sau xe tải - một ý tưởng thiết kế dành riêng cho vùng đất nhiệt đới ở Úc nhưng không dễ áp dụng tại vùng tuyết phủ Boston nước Mỹ. Do đó, nhà sáng lập Aussie Pet Mobile - Ian Moses - đã tái thiết kế để mô hình này được đặt bên trong xe.

Thương hiệu rượu Vom Fass (Đức) nhượng quyền ở châu Âu có thể đặt ở diện tích chỉ 500 feet vuông (46m2) trong khi người tiêu dùng Mỹ thích một không gian mua sắm rộng hơn nên Justin Gibson - người mua quyền nhượng quyền Vom Fass để phát triển ở Mỹ - đầu tư xây cửa hàng rộng từ 800-1.500 feet vuông. Nhưng khác biệt lớn nhất là luật rượu ở Hoa Kỳ tương đối khác so với ở Đức nói riêng và thế giới nói chung.

Nhượng quyền thương mại khó khăn nhất ở Mỹ là ngành nhà hàng. Trong khi khẩu vị ăn uống đã giao thoa trong vài thập kỷ qua, nhưng thị hiếu ăn uống người Mỹ không phải là điều ai cũng dám mạo hiểm.

Chuỗi nhà hàng Yoshinoya được thành lập năm 1899 tại Nhật Bản là một trong những công ty kinh doanh thức ăn nhanh đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1979, Yoshinoya sở hữu tổng cộng 1.800 nhà hàng nhượng quyền toàn cầu và quyết định thử vận mệnh ở Mỹ, chủ yếu là vùng Nam California. Công ty bắt đầu nhượng quyền thương mại năm 2008 và nay có 22 đơn vị nhượng quyền cùng 72 cửa hàng ở Mỹ.

Nhưng khẩu vị người Nhật không phải lúc nào cũng làm hài lòng dân Mỹ. Đó là lý do các công ty con Yoshinoya America được tự do điều chỉnh tỉ lệ hương vị và cách chế biến theo kiểu Mỹ. Thực tế trong tháng 5-2012, công ty tung ra phiên bản Asiana Grill Yoshinoya - nhà hàng ăn nhanh cho phép thực khách tự làm cơm và mì theo ý thích.

Tuy nhiên, dịch chuyển để chiều lòng người Mỹ chỉ là mối bận tâm nhỏ so với những yêu cầu pháp lý để nhập cảnh Hoa Kỳ. Rào cản lớn nhất là các quy định nhượng quyền.

Nhà sáng lập Aussie Pet Mobile (Úc) Ian Moses từng đối mặt với những thách thức trên. Những thương hiệu nhượng quyền châu Âu thành công đang chạy khỏi thị trường của họ và nhắm đến Mỹ. Họ có tiềm lực tài chính và chỉ cần hoàn tất thủ tục giấy tờ, họ sẽ có cơ hội tốt để cạnh tranh với thương hiệu nhượng quyền nước Mỹ.

MINH ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp