Ông Nguyễn Đình Lương - Ảnh: NVCC
Nói về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra ở Hà Nội, ông Nguyễn Đình Lương - trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA), người từng ba lần sang Triều Tiên
Ở Singapore, ông Kim Jong Un đã cam kết sẽ phi hạt nhân hóa, dù Mỹ vẫn cấm vận. Do đó, ở Hà Nội lần này, tôi nghĩ Triều Tiên vẫn sẵn sàng cam kết phi hạt nhân hóa từng bước thì Mỹ phải "xuống nước". Hai bên cùng ký hiệp ước hòa bình, tháo gỡ bầu không khí chiến tranh, bỏ cấm vận...
Quá trình này phải đi song song, không thể theo kiểu ban ơn, mà phải xác lập vị thế bình đẳng, ngang hàng. Tôi cho rằng hội nghị ở Hà Nội lần này thành công hay không là Mỹ phải thay đổi, cam kết bình đẳng.
Tuy nhiên, đây là quá trình xử lý nhiều bước chứ không phải một buổi gặp là xong. Triều Tiên là quốc gia độc lập, tính tự tôn cao. Nếu Mỹ không nhận ra được mà vẫn áp đặt thì khó đạt được hòa giải, không xử lý được.
Mong thực hiện quá trình song song đôi bên cùng hành động, Triều Tiên từng bước phi hạt nhân hóa, Mỹ cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, ký hiệp ước hòa bình, bỏ dần thù địch, đẩy mạnh hòa giải, dỡ bỏ cấm vận, tạo điều kiện cho hai miền hòa hợp thì mới hi vọng có kết quả tích cực.
Tổ chức thành công sự kiện này, Việt Nam sẽ được thế giới nể trọng, tin tưởng. Được coi là quốc gia có khả năng đóng góp nhiều cho an ninh khu vực và thế giới, Việt Nam cũng càng tự tin hơn, sử dụng đúng đắn trong chính sách đối ngoại đa phương hóa.
Sự kiện này cũng chứng minh Việt Nam là đối tác tin cậy, nơi có môi trường hòa bình để thu hút đầu tư phát triển kinh tế và du lịch. Qua đây Việt Nam cũng có quan hệ sâu với các đối tác kinh tế của mình, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, vì góp phần giải tỏa một vấn đề lớn.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức:
Bình thường hóa quan hệ từng bước
Ông Dương Chính Thức - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Kết quả đàm phán Mỹ - Triều lần 2 này phần lớn phụ thuộc vào sự cố gắng và nhượng bộ của cả hai bên. Tôi cho rằng tại thượng đỉnh ở Hà Nội, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un sẽ không muốn trở về nước với một thỏa thuận 4 điểm chung chung như cuộc gặp đầu tiên ở Singapore tháng 6-2018.
Có ý kiến dự đoán hai bên sẽ ký tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề bán đảo Triều Tiên không chỉ có Mỹ và Triều Tiên mà còn liên quan đến nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. Do đó, nếu ký một hiệp định đình chiến thì phải có sự tham gia của tất cả các bên.
Dù vậy, tôi kỳ vọng tại Hà Nội hai bên sẽ có nhượng bộ lẫn nhau. Theo đó, Mỹ sẽ từng bước gỡ bỏ bao vây, cấm vận với Triều Tiên và ngược lại, Bình Nhưỡng sẽ đưa ra lộ trình cụ thể phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên theo ý của Washington, hướng đến một mối quan hệ đối tác tốt đẹp hơn và từng bước xóa bỏ tình trạng chiến tranh.
Tôi cho rằng hai bên có thể tiến hành bình thường hóa quan hệ từng bước chứ chưa thể thiết lập quan hệ ngoại giao ngay được. Mối quan hệ "thù địch" giữa hai nước trong gần 7 thập kỷ không thể giải quyết một sớm một chiều. Trước tiên, hai bên có thể thiết lập những kênh trao đổi như văn phòng liên lạc giữa hai nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận