10/12/2008 10:00 GMT+7

Thuốc trị bệnh Trĩ

NGUYỄN HỮU ĐỨC
NGUYỄN HỮU ĐỨC

TTO - Bệnh trĩ là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn - trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc.

XXptX608.jpgPhóng to
TTO - Bệnh trĩ là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn - trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc.

Nếu trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể thấy bằng mắt thường. Còn trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi soi hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi nặng gọi là sa búi trĩ có thể thò ra ngoài. Trĩ có thể làm cho ngứa, đau và có khi chảy máu. Nhưng có khi trĩ không gây triệu chứng hoặc chỉ gây cảm giác nặng nề ở hậu môn - trực tràng. Khi có chảy máu là có khi đã có biến chứng, ở tình trạng nặng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi được kể ra sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:

1. Viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên gây rặn mạnh khi đại tiện.

2. Tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản).

3. Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như người làm nghề thợ may, thư ký đánh máy).

4. Phụ nữ mang thai với tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.

Những người thường xuyên có các tình trạng kể trên lại thêm bị suy yếu tĩnh mạch rất dễ bị bệnh trĩ.

Ta nên lưu ý có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu ngoài, sưng, ngứa, đau hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng. Vì vậy, rất cần đi khám bệnh, soi để xác định bệnh một cách chắc chắn và để cho bác sĩ cho hướng điều trị đúng đắn.

Thuốc trị bệnh trĩ

Có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.

Trước hết là thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil...

Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v... Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.

Bên cạnh dùng thuốc uống, người bệnh còn dùng thuốc cho tác dụng tại chỗ, tức dùng thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.

Những điều cần lưu ý trong điều trị bệnh trĩ

Ta nên lưu ý, điều trị trĩ tốt nhất nên có sự thăm khám, chẩn đoán và theo dõi bệnh của bác sĩ. Đặc biệt, có khi bác sĩ phải cho dùng phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật, đốt, cắt bằng laser khi búi trĩ quá lớn, có kèm sa trực tràng hoặc bệnh kéo dài quá lâu ngày. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý chữa trị trong khi không biết tình trạng bệnh như thế nào.

Để phòng ngừa bệnh trĩ hoặc trong khi điều trị trĩ ta nên lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

1. Tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, hằng ngày nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước, nên xen kẽ uống nhiều các loại nước quả rất tốt.

2. Hạn chế sử dụng các chất kích thích tiêu hóa như: gia vị quá “nóng”, rượu, cà phê, thuốc lá.

3. Chống nếp sống tĩnh tại, tức hằng ngày nên tập thể dục, năng vận động rèn luyện thân thể.

4. Nếu đã bị táo bón nên dùng thuốc trị táo bón để tránh phải rặn hoặc gây thương tổn khi đi đại tiện. Có nhiều loại thuốc trị táo bón (tạo khối, thẩm thấu, dùng qua đường trực tràng, kích thích), nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc để được hướng dẫn chọn lựa.

NGUYỄN HỮU ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp