Thực trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam: Tài nguyên cạn kiệt – nuôi trồng là tất yếu
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu nhưng nghề đánh bắt còn nhiều yếu kém trong khi nghề nuôi trồng thủy sản thì phát triển chưa bền vững.
Hiện nay, tôm và cá tra đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu nhưng việc nuôi hai con này còn nhiều vướng mắc, nan giải. Đó là sự hạn chế trong liên kết giữa nuôi với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.
Đó là Việt Nam chưa có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô tầm cỡ do vướng mắc trong chính sách hạn điền, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ nuôi và truy xuất sản phẩm. Hiện nay, 90% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là từ các cơ sở nhỏ lẻ.
Sự manh mún này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đồng đều; khó áp dụng các quy trình nuôi quốc tế cũng như khó áp dụng công nghệ hiện đại để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho con tôm Việt.
Ngoài ra, nguồn nước ngày càng ô nhiễm làm cho rủi ro trong nghề nuôi thủy sản tăng cao khiến doanh nghiệp và người nuôi nhỏ lẻ thấp thỏm lo lắng. Người nuôi tôm còn đối mặt với nhiều khó khăn khác như vay vốn ngân hàng, nguồn điện không ổn định, bị thương lái ép giá…
Ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào nhưng những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Những vướng mắc, thách thức đó chính là lực cản vô hình khắc chế ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận