13/12/2016 21:57 GMT+7

Thực phẩm bẩn và hôi của vô đề thi

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Đó là nội dung đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 ở quận 3, TP.HCM. Trong đó, câu 4 và 5 có nội dung như sau:

 

Thực phẩm bẩn vào đề thi - Ảnh tư liệu

Câu 4: (2 điểm)

Trước thực trạng hiện nay một số người kinh doanh buôn bán chỉ chú ý đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng (hàng giả, trái cây hóa chất, thực phẩm bẩn…)

a/ Em có suy nghĩ gì về việc làm của những người kinh doanh, buôn bán trên?

b/ Em hãy đưa ra lời hứa tự trọng của bản thân nếu sau này em là một người kinh doanh buôn bán thực phẩm trong tương lai?

Câu 5: (3 điểm)

Tại Bình Định ngày 1-11,trên quốc lộ 1D, đoạn qua phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn), ôtô tải đang chở hàng gặp nạn bị cháy, nhiều mặt hàng trên thùng xe hư hỏng. Hàng chục người lao vào hôi của, họ cầm bao và túi nilông chạy đến, lục xới và lấy những vật dụng còn sót lại như bột giặt, bột ngọt, sữa... Tài xế phụ của xe đứng khóc, bất lực nhìn đám đông vơ vét hàng hóa (Trích từ báo VnExpress).

Việc những người dân hôi của đã đi ngược lại truyền thống lòng nhân ái của dân tộc ta, sự việc này không phải mới xảy ra lần đầu. Em hãy viết đoạn văn (7-10 câu) với nội dung là lời khuyên những người dân không nên hôi của khi người khác gặp nạn, nên sống có tình nghĩa yêu thương nhau…

Đề thi trên đã gây nhiều cảm xúc cho học sinh khi làm bài, T.N - học sinh ở quận 3 - cho biết:

"Thời điểm này có lẽ các thầy cô đang chấm điểm nên em không dám nhận xét nhiều. Tuy nhiên, em đã làm bài một cách hứng thú, ở câu 5 em đã viết phần đầu như thế này: "Hỡi các cô chú, chúng ta là con người, chúng ta cùng là con rồng, cháu tiên, cùng máu đỏ, da vàng, sao nỡ lòng nào hành động như thế...".

Được biết đây là đề thi do Phòng GD-ĐT quận 3 (cụ thể là giáo viên Trần Tuần Anh, Trường THCS Bạch Đằng trực tiếp biên soạn) ra chung cho tất cả học sinh khối 9 trên toàn quận.

Đại diện Phòng GD-ĐT quận 3 thông tin "Chủ trương của Phòng GD-ĐT quận là đề thi đưa ra những tình huống, câu chuyện, vấn đề gần gũi với cuộc sống học sinh để các em có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về môn học GDCD là rất cần thiết trong cuộc sống và rất thú vị.

Mặt khác, việc đổi mới cách ra đề cũng nhằm tạo động lực để giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy - học".

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp