01/09/2023 13:46 GMT+7

Thức khuya, ngủ 'nướng' tác hại thế nào?

Nhiều người có thói quen thức khuya nên sáng hôm sau sẽ ngủ 'nướng'. Bình minh của những người này thường vào lúc 11h-12h trưa. Thói quen ngủ 'nướng' sẽ gây hại cho cơ thể như thế nào?

BS Hạnh tư vấn cho một trường hợp bị rối loạn giấc ngủ - Ảnh: M.TRÍ

BS Hạnh tư vấn cho một trường hợp bị rối loạn giấc ngủ - Ảnh: M.TRÍ

Anh P.T.C., 47 tuổi, ngụ ở Phú Nhuận, TP.HCM, có thói quen thức khuya, thường đến tận 2h-3h sáng để xem tin tức trên mạng. Sau dịch COVID-19, anh bị mất việc làm. Cả năm nay anh thường đón bình minh vào lúc 11h-12h trưa. Cả ngày anh uể oải, không muốn làm việc gì.

Nhiều bạn trẻ thích ngủ "nướng"

Hiện anh C. cũng muốn "thoát" ra khỏi thói quen ngủ "nướng" bằng cách tập đi ngủ sớm, nhưng tập một thời gian vẫn không thể ngủ sớm được.

Không chỉ anh C., hiện nay nhiều bạn trẻ cũng thích ngủ "nướng". Đây có thể coi là một "vấn nạn" ở đô thị. P.T.A., 18 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, cũng có thói quen ngủ "nướng". Bình minh của A. thường vào lúc 11h trưa.

Chị T.L.A., 42 tuổi, mẹ A., cho biết bạn thường có thói quen học bài đến khuya, sau đó ngủ "nướng" đến tận trưa.

Các ngày thứ bảy, chủ nhật hay bất kỳ một hôm nào được nghỉ học A. lại sẽ ngủ "nướng".

Hiện A. đang đợi lịch học của trường đại học nên vẫn có thời gian để tiếp tục ngủ "nướng" như trong mùa hè.

Thông thường A. bỏ qua bữa sáng và chỉ ăn bữa trưa và bữa tối mỗi ngày. A. cho biết trong lớp hơn một nửa các bạn cùng có thói quen ngủ "nướng" như A..

Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, đơn vị rối loạn giấc ngủ - khoa thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đã phân tích sinh lý bình thường của giấc ngủ.

Thông thường, nhịp sinh học của cơ thể con người là một chuỗi hình sin, lúc lên lúc xuống. Trong chuỗi hình sin này, mức thấp nhất của sinh lý học trong cơ thể con người là vào lúc 2h sáng. Lúc này trí nhớ cũng như mọi hoạt động của cơ thể cần nghỉ ngơi.

Trong khoảng thời gian này, cơ thể nên ngủ để phục hồi sức khỏe, thể chất cũng như hồi phục về trí não. Hồi phục về trí não sẽ biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Và khi ngủ vào thời gian này cơ thể sẽ đào thải được những chất độc thần kinh đã sử dụng vào ban ngày.

Sau thời điểm 2h sáng này, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra hormone, sinh lý tự nhiên của cơ thể sẽ bắt đầu đi lên và đạt mức cao nhất vào khoảng 8h sáng. Như vậy, rõ ràng sự sắp xếp sinh hoạt trong cuộc sống của con người không phải là "vô tình", mà đã được sắp xếp theo nhịp sinh học của cơ thể con người.

Sinh lý cơ thể đạt mức cao nhất vào lúc 8h sáng. Khi đạt mức này cơ thể tỉnh táo, trí nhớ tốt phù hợp để học tập, làm việc. Lúc này, trẻ em sẽ học hành ở trường, còn người lớn sẽ làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, chợ, siêu thị...

Sau 8h sáng, sinh lý lại xuống thấp dần và đạt mức thấp nhất vào 14h trưa. Nhưng mức thấp ở 14h trưa này vẫn cao hơn mức thấp vào lúc 2h sáng và đến buổi tối sinh lý cơ thể lại đi lên. Từ những nhịp sinh học này, theo bác sĩ Hữu Hạnh, mới có "câu chuyện" khi nào cơ thể cần ngủ, nghỉ, khi nào cơ thể thức để làm việc, học tập.

Thói quen ngủ "nướng" gây hại cho cơ thể

Theo giấc ngủ sinh lý, một người trưởng thành nên đi ngủ từ 10h-11h đêm cho tới 5h-6h sáng. Khi ngủ ngon giấc và thức dậy lúc 5h-6h sáng, cơ thể có cảm giác sảng khoái, tăng khả năng tập trung, làm việc hiệu quả. Trẻ sơ sinh phải ngủ đến 12 tiếng mỗi ngày, còn người trưởng thành thì ngủ trong 8 tiếng (cộng trừ 2 tiếng)/ngày.

Ví dụ ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày được gọi là ngủ ít, còn ngủ hơn 10 tiếng/ngày gọi là ngủ nhiều. Ngủ ít hơn hay ngủ nhiều hơn cũng có thể có bệnh lý. Nếu lấy 8 tiếng ngủ làm chuẩn thì ngủ từ 22h đêm đến 6h sáng thức dậy là giấc ngủ chuẩn của người trưởng thành.

Với nhịp sinh học của cơ thể như phân tích ở trên, nên sắp xếp ngủ đúng với nhịp sinh học của cơ thể sẽ có một giấc ngủ khoa học. Còn vào một hôm nào đó, nếu như phải thức khuya do có việc gì đó gấp cần giải quyết như bác sĩ thức hai đêm trực trong bệnh viện, nhưng sau đó sẽ phải quay trở lại với nhịp sinh hoạt trước, nếu không sẽ bị rối loạn nhịp sinh học.

Còn với những người phải thay đổi lịch sinh hoạt như bị trái múi giờ hoặc vì công việc, phải đi ngủ từ 20h tối đến 2h sáng để dậy đi bán hàng trong một khoảng thời gian dài, nhịp sinh học của họ sẽ chỉnh lại. Tuy nhiên, nó vẫn trái với nhịp sinh học của cơ thể, không tốt cho cơ thể.

Người có thói quen thức đến 2h sáng, tương tác với các thiết bị công nghệ như coi tivi, mạng xã hội, dùng các thiết bị điện tử thì mắt sẽ mỏi. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi theo đúng nhịp độ sinh học sẽ dễ gây ra mỏi mệt.

Nhiều bạn trẻ đang có thói quen ngủ "nướng", thức rất khuya, dậy rất trễ, thường đón bình minh vào lúc 11h-12h trưa và bỏ qua bữa ăn sáng, bác sĩ Hữu Hạnh khẳng định thói quen ngủ "nướng""sẽ gây hại cho cơ thể.

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, được gọi là bữa cần được ăn nhiều nhất trong ngày nhưng với các bạn ngủ "nướng" dễ bỏ qua bữa sáng. Với cách sinh hoạt, ăn uống như vậy sẽ dễ dàng suy giảm miễn dịch và sức khỏe tổng quát.

Nếu một người thức khuya, ngủ muộn trong vài tháng, cơ chế sinh học sẽ tự điều chỉnh. Tuy nhiên đây là điều chỉnh ép buộc nên sẽ bị giảm miễn dịch, ảnh hưởng tâm thần kinh, ảnh hưởng tim mạch, nội tiết, tiêu hóa và giảm tuổi thọ.

Sự thay đổi lịch sinh hoạt này nếu kéo dài vài tuần sẽ bị cấp tính, còn vài tháng vài năm sẽ bị mãn tính, gây suy các cơ quan.

Tại đơn vị rối loạn giấc ngủ - khoa thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, các bác sĩ gặp nhiều người mắc bệnh mất ngủ do đã có thói quen thức quá khuya. Sau này muốn đi ngủ đúng giờ cùng gia đình thì không được nên đã đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tập lại giờ đi ngủ.

Trẻ vị thành niên thức khuya dễ gặp các vấn đề về cảm xúc và hành viTrẻ vị thành niên thức khuya dễ gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi

TTO - Một nghiên cứu mới cho thấy thay đổi mô hình giấc ngủ, thức khuya ở tuổi vị thành niên làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi và chậm phát triển não bộ ở lứa tuổi này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp