Phóng to |
Tình trạng này bao giờ mới được khắc phục. Hai căn nhà kề nhau: một căn mang số 79, căn kia lại là 87 - Ảnh: CHI MAI |
Cách đánh số nhà được thực hiện thống nhất, theo qui tắc chung. Mỗi căn nhà đều phải có biển số, không được dùng biển số nhà sai qui định, không được để nhà thiếu biển số.
Đánh số nhà như thế nào?
* Ông Nguyễn Hồng Quân (bộ trưởng Bộ Xây dựng): Việc đánh số và gắn biển số nhà theo qui chế mới chỉ áp dụng đối với những khu vực mới xây dựng và những nơi có số nhà lộn xộn. Không phải vin vào qui tắc này mà tháo hết các biển số nhà hiện tại để lắp mới lại từ đầu. Do đó, không có chuyện phải thay lại toàn bộ số nhà. * Ông Quách Đức Pháp (vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính): Phí để cấp biển số nhà đã được phân cấp cho HĐND các tỉnh, thành phố qui định cụ thể căn cứ trên tờ trình của UBND tỉnh, thành phố. Việc thu phí cấp biển số nhà ở các địa phương sẽ được xem xét theo khung đã qui định, nếu vượt quá khung này thì phải điều chỉnh lại. |
Trường hợp ngõ đặt tên theo đường (hoặc phố) và ngõ thông ra đường (hoặc phố) cả hai phía thì bắt đầu đánh số từ nhà đầu ngõ sát với đường (hoặc phố) mà ngõ mang tên. Đối với ngõ chưa có tên thì được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay hoặc trước đầu ngõ đó.
Số của hộ chung cư gồm bốn chữ số: hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị là số căn hộ; hai chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ số tầng của căn hộ đó. Nếu chung cư có một cầu thang ở giữa, bố trí hành lang ở giữa, chiều đánh số căn hộ được thực hiện theo chiều quay kim đồng hồ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên phía bên trái của người bước lên tầng nhà đó.
Trong trường hợp chung cư có nhiều cầu thang thì chọn cầu thang có vị trí gần nhất tiếp giáp với lối đi vào để đánh số. Trường hợp chung cư có hành lang bên thì chiều đánh số căn hộ theo chiều từ trái sang phải của người đứng quay mặt vào dãy căn hộ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên, phía bên trái.
Qui chế cũng qui định những nhà xây mới xen trên đất của khuôn viên nhà cũ thì đánh số nhà đó bằng tên ghép của số nhà cũ và một chữ cái in hoa của tiếng Việt. Nếu nhà được xây dựng lại trên đất khuôn viên của nhiều nhà cũ thì nhà được mang số của nhà cuối cùng của dãy nhà cũ bị phá dỡ.
Qui chế của Bộ Xây dựng cũng qui định rõ cách thức thống nhất trong việc gắn biển số nhà. Nếu nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường (hoặc ngõ) thì biển số được gắn ở cửa chính. Trường hợp nhà có hàng rào, cổng thì biển số được gắn tại cột trụ cổng chính.
Qui chế đánh số và gắn biển số nhà này được áp dụng đối với những khu vực mới xây dựng. Đối với phố cổ, phố cũ, khu vực đã có số nhà trước đây thì UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương có quyết định để việc áp dụng qui chế phù hợp với điều kiện cụ thể. Cũng theo qui chế này, trường hợp một đường (hoặc phố) cũ phân chia thành nhiều đường mới, hay nhiều đường được nhập thành đường mới thì các nhà mặt tiền phải được đánh số và gắn biển số theo quy chế này nhưng biển số cũ vẫn được giữ lại trong thời hạn hai năm và được gắn phía dưới biển số nhà mới.
Số nhà tại TP.HCM rất lộn xộn
Phóng to |
Hai nhà liền kề nhau ở khu dân cư mới phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM lại mang số nhà... cũ, mới lộn xộn, khó hiểu (ảnh chụp chiều 10-3) - Ảnh: THANH ĐẠM |
Trừ những khu dân cư mới được cấp và gắn số nhà thống nhất, còn lại việc chỉnh trang số nhà tại các đường, các khu dân cư cũ không tiến triển là bao. Thậm chí trên nhiều tuyến đường, việc cấp số nhà mới trong khi chưa chỉnh sửa số nhà cũ đã làm trầm trọng thêm tình trạng rối ren: căn thì mang số mới, có căn vẫn còn gắn y nguyên bảng số cũ khiến cho số thứ tự các căn nhà cứ nhảy lên nhảy xuống đến... chóng mặt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Dũng, giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho rằng qui chế đánh số nhà của TP đang áp dụng cũng đã được nghiên cứu rất kỹ trên cơ sở các nguyên tắc đánh số nhà của các khu đô thị, TP tiên tiến trên thế giới, rất thuận tiện trong việc tìm kiếm. Tuy nhiên, tình trạng số nhà vẫn lộn xộn hiện nay là do các quận huyện còn chậm trong việc chỉnh trang, thay đổi số nhà cũ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận