07/11/2017 11:12 GMT+7

Thực hiện dự án BT phải minh bạch

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Ngày 7-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì hội nghị trao đổi về cơ chế thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT).

Thực hiện dự án BT phải minh bạch - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị về qui trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT và giải pháp tạo quỹ đất, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, sáng 7-11. Ảnh Tự Trung

Hội nghị cũng bàn về các giải pháp tạo quỹ đất, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng.

Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, lãnh đạo các sở ngành của TP.HCM, nhiều chuyên gia, nhà khoa học.

Hạn chế hình thức "hàng đổi hàng"

Các đại biểu đã thảo luận xoay quanh vấn đề làm thế nào để khi triển khai các dự án BT đạt được sự công bằng, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tối đa các vấn đề thông thầu, đấu thầu "chân gỗ", "quân xanh, quân đỏ" trong đấu giá.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình MPP (Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công) – Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định cho đến thời điểm hiện tại, trong điều kiện của TP.HCM, khai thác giá trị từ đất vẫn là phương án tối ưu, quan trọng nhất để tạo nguồn lực cho phát triển.

Tuy nhiên, đây cũng là phương án mang nhiều rủi ro. Theo ông Du, thời gian qua, khi thực hiện các dự án theo hình thức BT, chúng ta thường làm theo cách "hàng đổi hàng"- nghĩa là đổi đất lấy hạ tầng.

Nhà đầu tư thường được lựa chọn theo phương thức chỉ định thầu chứ không qua đấu thầu công khai.

Trong khi đó, các nhà đầu tư lại có khuynh hướng dựa dẫm quá nhiều vào tiền vay ngân hàng do năng lực tài chính không đảm bảo. Khi lãi suất ngân hàng biến động, lập tức tiến độ dự án bị ảnh hưởng, tính rủi ro tăng lên.

"Ngay cả như dự án Phú Mỹ Hưng - dự án được xem là thành công nhất của Việt Nam, giúp ngân sách thu về trên 1 tỷ USD nhưng thực tế chúng ta chỉ thành công được trong phần diện tích hơn 400ha/2000ha toàn khu vực.

Đó là một thành công khá khiêm tốn. Hay như dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 2009 TP.HCM đã quyết định bỏ ra trên 20.000 tỷ đồng cho công tác đền bù nhưng đến nay tiến độ và hiệu quả dự án vẫn chưa như mong đợi"- ông Du dẫn chứng.

Thực hiện dự án BT phải minh bạch - Ảnh 2.

Ông Huỳnh Thế Du, giấm đốc chương trình MPP - Đại học Fulbright Việt Nam. Ảnh Tự Trung

Từ thực tế đó, ông Huỳnh Thế Du cho rằng cần phải có cách thức mới trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: "Nên hạn chế hình thức "hàng đổi hàng", đừng đổi đất lấy hạ tầng nữa.

Thay vào đó, hãy bán đấu giá độc lập quyền sử dụng đất rồi lấy tiền thanh toán hợp đồng BT theo tiến độ"- ông Du đề xuất. Ông Du khuyến cáo chính quyền không nên vội vã làm dự án BT khi chưa có quỹ đất sạch.

Nhà nước chưa sử dụng hết quyền

Phân tích sâu hơn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP nhận xét cách làm BT như hiện nay đã tạo "lợi ích kép" cho nhà đầu tư.

Thực hiện dự án BT phải minh bạch - Ảnh 3.

Ông Lê Hoàng Châu, Hiệp hội bất động sản TP.HCM . Ảnh Tự Trung

Cụ thể, khi nhận dự án, dự toán công trình là do nhà thầu đề xuất. Ngoài ra, các khu đất đắc địa cũng do nhà thầu đề xuất để thanh toán công trình.

Cơ chế chỉ định thầu đã triệt tiêu yếu tố cạnh tranh. Trong khi đó, Nhà nước dường như chỉ còn giữ vai trò thẩm định nhưng khi thẩm định cũng khó đảm bảo yếu tố ngang giá

"Nhà nước đã để cho nhà thầu chủ động trong nhiều công đoạn vì không sử dụng hết quyền của mình. Nhà nước chịu thiệt nghĩa là xã hội chịu thiệt"- ông Châu nhận định.

Lấy dẫn chứng về kinh nghiệm đấu giá khu đất vàng số 23 Lê Duẩn, mức giá trúng thầu so với giá khởi điểm đã tăng gấp 2,6 lần.

Từ đó mang lại lợi ích cho nhà nước, ông Châu đề nghị phải tiến tới đấu thầu, đấu giá công khai rộng rãi trong nước và quốc tế, kể cả với những khu đất vàng của TP.

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp