Thừa, thiếu giáo viên: chưa giải quyết được

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện
TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

TT - Thừa, thiếu giáo viên cục bộ dẫn tới việc nhiều địa phương phải bố trí giáo viên dạy chéo môn, chéo cấp, trong khi một số nơi khác thì đau đầu vì việc thừa giáo viên.

KX65O0Xi.jpgPhóng to
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn (phải) ký thỏa thuận hợp tác với PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chủ tịch hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đào tạo khối ngành sư phạm - Ảnh: H.T.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Đức Minh, cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết: Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Theo cơ cấu vùng miền, thừa giáo viên ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, thiếu giáo viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

TP.HCM hợp tác với chín trường sư phạm

Ngày 30-7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức hội nghị hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đào tạo khối ngành sư phạm. Tại hội nghị, chín trường ĐH, CĐ đào tạo khối ngành sư phạm tại TP.HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở GD-ĐT TP trong việc trao đổi thông tin về nhu cầu nhân lực, phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm, kết nối giữa bên đào tạo và bên tuyển dụng...

L.TRANG

* Tình trạng ở nhiều địa phương dư thừa giáo viên môn này nhưng lại thiếu giáo viên các môn khác tồn tại nhiều năm rồi, theo ông, vì sao chưa thể giải quyết dứt điểm được?

- Việc thừa, thiếu giáo viên có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động khách quan từ tăng, giảm dân số cơ học, khó khăn trong luân chuyển giáo viên giữa các các vùng khó khăn và thuận lợi, do yêu cầu giáo dục có sự thay đổi... Trong thời gian qua, ngành GD-ĐT đã có nhiều biện pháp khắc phục các tình trạng trên như ban hành các chính sách ưu đãi đối với giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thu hút giáo viên yên tâm công tác lâu dài tại đây... Tuy nhiên, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ như đã nêu trên vẫn còn. Sắp tới, một mặt cần tiếp tục các biện pháp này, đồng thời Bộ GD-ĐT cũng đang tính tới những giải pháp quyết liệt hơn.

* Nhưng có phải việc này cũng liên quan tới bất cập lớn trong quy hoạch nguồn nhân lực của ngành GD-ĐT, việc gắn kết giữa cung và cầu, kế hoạch đào tạo của khối trường sư phạm trong cả nước dẫn tới việc có môn học, bậc học không có nhu cầu thì giáo viên đào tạo ra vẫn đông và ngược lại, có những môn học, bậc học khan hiếm nguồn tuyển?

- Đúng vậy, ngành giáo dục cũng như các ngành khác chỉ mới có quy hoạch phát triển nhân lực từ một hai năm nay, chưa phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Trong khi đó đã có những yêu cầu mới về mục tiêu phổ cập giáo dục, những đổi mới về chương trình giáo dục cùng với sự biến động về số lượng trẻ em các độ tuổi (do kết quả của công tác kế hoạch hóa dân số)... nên các địa phương và cả nước đều thiếu chủ động về đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu thay đổi đó.

* Tình trạng giáo viên ở nhiều nơi, nhiều bộ môn đang dư thừa, cùng với những tiêu cực, bất cập trong tuyển dụng giáo viên ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn tuyển sinh viên sư phạm. Theo ông, cần giải quyết bài toán này thế nào?

- Trước hết, chế độ đối với giáo viên chưa thỏa đáng là nguyên nhân chính của việc khó thu hút người giỏi vào ngành giáo dục. Điều này cần có giải pháp chính sách mạnh của Đảng và Nhà nước. Việc tuyển dụng giáo viên cũng cần có sự điều chỉnh bằng chính sách.

Tuy nhiên, tình trạng học xong sư phạm không tìm được nơi dạy làm giảm tính hấp dẫn của ngành, khiến không có người giỏi vào ngành là vấn đề ngành giáo dục phải trực tiếp, chủ động khắc phục. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch nhân lực của ngành tại các địa phương làm căn cứ cho việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Việc thực hiện có hiệu quả quy hoạch sẽ giải quyết được tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ thông qua việc rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ và tăng cường mối liên kết giữa đơn vị sử dụng giáo viên và cơ sở đào tạo...

* Một số nơi sử dụng giáo viên dạy chéo môn, chéo bậc học để giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Theo ông, đây có phải là giải pháp?

- Đây chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế của một số ít địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giáo dục, các địa phương đều có kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ được sắp xếp, điều chỉnh nhiệm vụ công tác mới để họ có thể đảm đương được công việc, đồng thời không để xảy ra tình trạng giáo viên không đạt chuẩn đào tạo đứng lớp giảng dạy.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp