Phóng to |
Ông Lê Ngọc Điệp - trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Như Hùng |
“Năm học 2012-2013, sau khi tuyển dụng TP vẫn còn thiếu 655 GV tiểu học, 391 GV THCS... Việc dự báo nguồn nhân lực đội ngũ GV và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” - ông Phạm Quang Ái, phó trưởng phòng tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết.
Không chỉ thiếu GV, theo số liệu của Sở GD-ĐT, năm học này số lượng ứng viên dự tuyển vào ngạch GV THPT là 1.975 người trong khi chỉ tiêu tuyển dụng chỉ có 525, tức là dư thừa đến 1.450 GV.
Học vì... không còn con đường nào
Tôi đề nghị có một công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng đào tạo và sử dụng GV. Từ đó mới xác định được cái nào hay thì phát huy, cái nào dở thì khắc phục và tìm ra một mô hình đào tạo GV chuẩn mực. Chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ GD-ĐT và UBND TP xây dựng một trường thực nghiệm sư phạm, TP đang rất cần có môi trường để phục vụ công tác đổi mới giáo dục Ông Lê Ngọc Điệp(trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP) |
Bà Liên đề nghị: “Cần tăng thời gian thực tập, kiến tập cho giáo sinh. Công tác này nên thực hiện ngay trong năm học đầu tiên (ở trường CĐ, ĐH) và nên cho các bạn thực tập, kiến tập tại những trường khó khăn để các bạn xác định lại lòng yêu nghề, yêu trẻ của mình”.
TS Nguyễn Kim Hồng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thừa nhận: “Hiện chưa có quy định cụ thể về mối quan hệ giữa trường phổ thông và trường sư phạm về thực tập sư phạm. Nếu có quy chế cụ thể và các trường phổ thông tạo điều kiện, chúng tôi sẽ cử sinh viên đi thực tập ngay từ năm 1”.
Tương tự, TS Đỗ Văn Dũng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nêu thực trạng: “Công tác thực tập sư phạm nếu tổ chức được ngay từ năm 1 đại học sẽ rất tốt. Nhưng việc này không dễ thực hiện. Một số trường sư phạm chưa coi trọng công tác thực tập, gần như “bán cái” cho trường phổ thông, nếu hiệu trưởng trường phổ thông quan tâm thì giáo sinh thực tập tốt, nếu không quan tâm thì thực tập chỉ là cuộc dạo chơi”.
Nên lập hội đồng các trường sư phạm
TS Lê Văn Tiến, hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm T.Ư TP.HCM, thông tin: “Trước đây, chỉ tiêu đào tạo GV mầm non hệ chính quy của trường chúng tôi chỉ có 300, năm vừa rồi, để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của TP, chỉ tiêu trên đã tăng lên 450 nhưng số giáo sinh có hộ khẩu TP.HCM rất ít: năm 2010 chỉ có 15%, năm 2011: 19%, năm 2012: 25%. Chúng tôi cần có thông tin chi tiết hơn về nhu cầu GV từng ngành học, bậc học và môn học”.
Về tình trạng thiếu GV, TS Huỳnh Trọng Khải, hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, đặt câu hỏi: “Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo: đầu vào trường sư phạm thời gian gần đây không cao mặc dù sinh viên không phải đóng học phí. Ở trường chúng tôi, đúng là chất lượng đầu vào có chiều hướng giảm xuống. Nhiều địa phương như An Giang, Bình Phước đã thực hiện một số chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực, nhân tài ngành sư phạm cho địa phương họ. TP.HCM đã có gì chưa? Đừng ỷ lại rằng TP.HCM là địa điểm vàng mà trong điều kiện như hiện nay, vẫn cần có những chế độ khuyến khích các bạn trẻ vào học trường sư phạm, đồng thời động viên họ phục vụ trong ngành GD-ĐT”.
Tại hội nghị, các đại biểu đều đồng tình việc thành lập hội đồng các trường CĐ, ĐH khối ngành sư phạm. Theo định kỳ, khối các trường này sẽ họp với Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố để nắm bắt nhu cầu GV (số lượng bao nhiêu, GV cần có những chuẩn chất gì, kỹ năng như thế nào...) và lên kế hoạch đào tạo cho phù hợp, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu GV. Vì theo các đại biểu: “Việc dự báo nguồn nhân lực GV không thể chỉ căn cứ nhu cầu của TP.HCM mà phải của nhiều tỉnh thành. Buổi làm việc hôm nay là những nét phác họa đầu tiên cho công tác đào tạo GV đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Rất cần những buổi làm việc tiếp theo, có sự tham gia của nhiều tỉnh thành, cùng mổ xẻ vấn đề kỹ hơn, rõ hơn”.
Sở GD-ĐT TP.HCM dự báo số lượng nhu cầu tuyển dụng viên chức (bao gồm: cán bộ, giáo viên, nhân viên) ngành GD-ĐT giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020 như sau:
Bậc học<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
2012 |
2015 |
Tăng |
2020 |
Tăng |
Mầm non |
16.309 |
44.311 |
28.002 |
53.380 |
9.069 |
Tiểu học |
17.362 |
33.876 |
16.514 |
40.661 |
6.785 |
THCS |
15.955 |
33.277 |
17.322 |
46.500 |
13.223 |
THPT |
11.798 |
16.068 |
4.270 |
18.674 |
2.606 |
Chuyên nghiệp |
6.871 |
7.000 |
129 |
10.898 |
3.898 |
Giáo dục thường xuyên |
1.198 |
1.590 |
392 |
2.500 |
910 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận